Ngày 12/6/1987, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan thách thức lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev "kéo đổ" bức tường phân chia Đông Đức với Tây Đức ở Berlin.

Năm 1945, sau khi nước Đức bại trận trong Thế chiến II, thủ đô của nước này là Berlin bị chia làm 4 phần, với Anh, Mỹ và Pháp kiểm soát khu vực phía tây, còn Liên Xô giành thế chủ động ở phần phía đông. Tháng 5/1949, ba phần ở phía tây nhập làm một, trở thành Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức), còn Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) được thành lập vào tháng 10 cùng năm.

Năm 1952, biên giới giữa hai nước bị đóng và năm tiếp theo, nhiều người bị xử tử nếu rời bỏ đất nước nếu chưa được phép. Vào tháng 8/1961, chính phủ Đông Đức dựng lên Bức tường Berlin để ngăn người dân trốn sang phương Tây. Từ năm 1949 tới khi lúc bức tường được dựng lên, ước tính có tới hơn 2,5 triệu người Đông Đức chạy sang Tây Đức, theo Politico.

{keywords}
Bức tường phân chia đông Đức và tây Đức

Với bức tường Berlin làm nền ở phía sau, gần Cổng Brandenburg lịch sử, Tổng thống Mỹ Reagan, đứng trên một bục cao và tuyên bố trước đám đông tập trung ở phía tây của bức tường rằng: "Tổng bí thư Gorbachev, nếu ông tìm kiếm hòa bình, nếu ông tìm kiếm thịnh vượng cho Liên Xô và Đông Âu, nếu ông muốn giải phóng, hãy tới cánh cửa này. Ông Gorbachev, hãy mở cánh cổng! Ông Gorbachev, hãy kéo đổ bức tường".

Sau khi tuyên bố như vậy, người đứng đầu Nhà Trắng tiếp tục kêu gọi nhà lãnh đạo Liên Xô hội đàm cắt giảm vũ khí với Mỹ.

{keywords}
 

Ở phần cuối của bài phát biểu, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan nói: "Bức tường này sẽ sụp đổ. Niềm tin sẽ trở thành hiện thực. Đúng vậy, trên khắp châu Âu, bức tường này sẽ sập. Bức tường này không thể trụ vững trước tự do".

{keywords}
 

Đa phần người nghe vào thời điểm đó coi bài phát biểu của Tổng thống Reagan là lời kêu gọi mạnh mẽ nhất tới lãnh đạo Liên Xô trong việc tiếp tục đàm phán về cắt giảm vũ khí hạt nhân.

Bài phát biểu của Tổng thống Mỹ cũng được coi như một lời nhắc nhở rằng Mỹ luôn muốn thấy hành động thay vì lời nói từ Moscow trong nỗ lực giảm căng thẳng Chiến tranh Lạnh. Với người Berlin, bài phát biểu như báo trước một sự kiện sắp xảy ra. Hai năm sau, vào ngày 9/11/1989, bức tường Berlin bị kéo đổ. Hai miền nước Đức chính thức thống nhất vào ngày 3/10/1990.

Hoài Linh

Ngày này năm xưa: Phi công thoát chết trong tai nạn hy hữu

Ngày này năm xưa: Phi công thoát chết trong tai nạn hy hữu

Ngày 10/6/1990, cơ trưởng chuyến bay BA 5390 bị hút khỏi buồng lái khi máy bay đang ở độ cao hơn 5.000m nhưng đã may mắn sống sót.

Ngày này năm xưa: Trận không chiến dữ dội của nhà nước Do Thái

Ngày này năm xưa: Trận không chiến dữ dội của nhà nước Do Thái

Không quân Israel, ngày 9/6/1982, đã tiến hành chiến dịch mang tên Mole Cricket 19 tiêu diệt hệ thống phòng không Syria.

Ngày này năm xưa: Thảm kịch đua xe rúng động thế giới

Ngày này năm xưa: Thảm kịch đua xe rúng động thế giới

Ngày 11/6/1955 ghi dấu thảm kịch đua xe kinh hoàng nhất trong lịch sử thế giới, khi một chiếc xe đua mất lái đâm vào khán đài đông nghịt khán giả.

Ngày này năm xưa: Vụ ly hôn siêu đắt đỏ của ông trùm truyền thông thế giới

Ngày này năm xưa: Vụ ly hôn siêu đắt đỏ của ông trùm truyền thông thế giới

Cách đây 19 năm, ông trùm truyền thông thế giới Rupert Murdoch đâm đơn ly dị người vợ thứ hai Anna Murdoch và ông đã phải chi tổng cộng 1,7 tỷ USD mới dàn xếp ổn thỏa vụ việc.

Ngày này năm xưa: Thảm kịch chết chóc ở Trung Quốc

Ngày này năm xưa: Thảm kịch chết chóc ở Trung Quốc

Ngày 7/6/2013, vào giờ cao điểm tại Hạ Môn, Trung Quốc, ngọn lửa bất ngờ bao trùm một chiếc xe buýt chở người đi làm, khiến 47 người thiệt mạng, 34 người bị thương.