Chiến dịch Sấm sét đã đi vào lịch sử là một trong những cuộc giải cứu con tin táo bạo nhất của lực lượng đặc nhiệm Israel với hơn 100 người được cứu khỏi tay không tặc vào năm 1976.

Clip minh họa Chiến dịch Sấm sét:

Chiến dịch diễn ra ở sân bay Entebbe của Unganda ngày 4/7, nhằm vào nhóm không tặc người Palestine và Đức đang bắt giữ 106 con tin trên một máy bay của hãng hàng không Air France. Thực hiện sứ mệnh này là Sayeret Matkal, đơn vị trinh sát tổng hợp của Lực lượng Phòng vệ Israel, còn được gọi là Đơn vị 269.

{keywords}
Đội đặc nhiệm thực hiện kế hoạch giải cứu con tin. Ảnh: Ynetnews

Ngày 27/6/1976, chuyến bay số hiệu 139 của Air France chở 247 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn cất cánh từ Tel Aviv (Israel) đi Paris (Pháp). Bị 4 tên không tặc khống chế, máy bay buộc phải chuyển hướng và hạ cánh xuống sân bay Entebbe. Tại đây, nhóm không tặc thả 148 người không phải là công dân Israel, giữ lại những người Do Thái và đòi tự do cho 53 tù nhân Palestine đang bị giam tại Israel cùng 4 nước khác. Nhóm này đe dọa giết hết con tin nếu yêu sách không được đáp ứng.

{keywords}
Đặc nhiệm Israel và chiếc Limousine Mercedes trong chiến dịch. Ảnh: Ynetnews

Là một người ủng hộ Palestine, Tổng thống Idi Admin của Uganda khi đó đã triển khai lực lượng quanh sân bay để bảo vệ nhóm không tặc. Phía Israel đã vạch ra một kế hoạch nhằm không vận các con tin tới nơi an toàn, thậm chí tính đến khả năng gặp phải kháng cự từ quân đội Uganda.

{keywords}
Các vận tải cơ Hercules đưa con tin về Israel. Ảnh: Ynetnews

Ban đầu, Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin không đồng ý chiến dịch giải cứu vì lo ngại nếu phạm sai lầm sẽ thất bại đẫm máu. Tuy nhiên, do biết được Tổng thống Amin khi đó đang công du nước ngoài nên Shimon Peres - đối thủ của ông Rabin trong đảng Lao động Israel - đã cùng các tướng lĩnh vạch ra kế hoạch táo bạo: Điều một đội đặc nhiệm đến sân bay Entebbe, lái chiếc Limousine Mercedes giống của Tổng thống Amin để đóng giả tình huống ông công du trở về nhằm qua mặt lính gác Uganda, vào trong tiêu diệt nhóm khủng bố rồi nhanh chóng đưa các con tin lên máy bay đang đợi sẵn.

{keywords}
Các con tin trở về an toàn. Ảnh: Ynetnews

Tối ngày 3/7/1976, nhóm đặc nhiệm được thành lập dưới sự chỉ huy của Trung tá Yonatan "Yoni" Netanyahu, sử dụng hai máy bay Boeing 707 và 4 máy bay vận tải Herules. Kế hoạch được diễn tập nhiều lần.

Chiều 4/7/1976, hơn 200 lính đặc nhiệm Israel bay đến Entebbe trong hành trình 8 giờ đầy cam go. Họ bay thấp, chỉ cách mặt đất 30m để tránh bị radar phát hiện và đáp xuống sân bay Entebbe giữa màn đêm. Chiếc máy bay đầu tiên hạ cánh, một chiếc Mercedes ra khỏi máy bay rồi thẳng tiến tới nhà ga.

{keywords}
Các con tin trở về an toàn. Ảnh: Ynetnews

Kế hoạch đang diễn ra suôn sẻ thì một lính Uganda xuất hiện, nâng súng trường vẫy chào khiến Đại tá Netanyahu và một đặc nhiệm tưởng bị phát hiện. Họ lập tức dùng súng giảm thanh bắn hạ. Nhưng sau đó, người lính chồm dậy buộc một đặc nhiệm Israel khác tiêu diệt bằng súng thường. Bị đánh động, một binh sĩ Uganda khác xuất hiện với khẩu AK trên tay và xả đạn, dẫn tới đấu súng ác liệt giữa hai bên.

{keywords}
Các con tin trở về an toàn. Ảnh: Ynetnews

Netanyahu và Betzer ra lệnh dừng chiếc Mercedes khi chưa đến địa điểm dự kiến. Họ nhảy ra ngoài và chạy về phía nhà ga. Các đội biệt kích, được giao nhiệm vụ bí mật hạ cánh xuống các địa điểm khác, buộc phải tham chiến.

Đội đặc nhiệm, sau đó, xông vào tòa nhà nơi nhóm không tặc giam giữ con tin và tiêu diệt toàn bộ đối tượng. Các con tin được đưa lên các vận tải cơ Hercules đang đợi sẵn để tới Nairobi, thủ đô của Kenya.

{keywords}
Lính đặc nhiệm Israel trở về sau khi hoàn thành chiến dịch giải cứu con tin. Ảnh: Ynetnews

Kết thúc chiến dịch, cả 4 tên không tặc, 3 con tin và 45 lính Uganda bị giết. Đội trưởng Netanyahu của Israel thiệt mạng do trúng đạn.

Thanh Hảo

Ngày này năm xưa: Vụ tai nạn bí ẩn của máy bay Anh

Ngày này năm xưa: Vụ tai nạn bí ẩn của máy bay Anh

Cách đây đúng 48 năm, một chiếc máy bay của hãng hàng không Anh Dan-Air, chở theo 112 người biến mất một cách bí ẩn ở gần Barcelona, Tây Ban Nha.

Ngày này năm xưa: Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc

Ngày này năm xưa: Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc

Sau 156 năm thuộc Anh, Hong Kong chính thức được trao trả cho Trung Quốc vào ngày 1/7/1997.

Ngày này năm xưa: Thảm kịch trên tàu vũ trụ Liên Xô

Ngày này năm xưa: Thảm kịch trên tàu vũ trụ Liên Xô

Sáng sớm ngày 30/6/1971, ba phi hành gia Liên Xô được phát hiện đã chết trên tàu vũ trụ Soyuz 11 do tình trạng giảm áp khi tàu trở lại khí quyển trái đất.

Ngày này năm xưa: Thảm họa trung tâm mua sắm khiến cả Hàn Quốc 'choáng váng'

Ngày này năm xưa: Thảm họa trung tâm mua sắm khiến cả Hàn Quốc 'choáng váng'

Trung tâm mua sắm Sampoong ở Seoul, Hàn Quốc bất ngờ đổ sập vào ngày 29/6/1995, làm 502 người thiệt mạng và 937 người bị thương.

Ngày này năm xưa: Thế giới chấn động vụ khủng bố Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày này năm xưa: Thế giới chấn động vụ khủng bố Thổ Nhĩ Kỳ

Vụ tấn công khủng bố ngày 28/6/2016 nhằm vào sân bay Ataturk của thủ đô Istanbul đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với không chỉ Thổ Nhĩ Kỳ mà cả toàn thế giới.