Trong Trận chiến vịnh Leyte cách đây 74 năm, vào ngày 21/10/1944, một máy bay Nhật đã lao thẳng vào tàu HMAS của Australia trong cuộc tấn công tự sát chấn động.

Trực thăng rơi ngay trên boong mẫu hạm Mỹ

Putin khoe vũ khí 'độc'

Cựu đặc vụ FBI lĩnh án tù vì tiết lộ bí mật cho báo chí

Xem phi công Nhật tấn công cảm tử trong chiến dịch Thần Phong:

Đây được coi là cú mở màn cho làn sóng tấn công cảm tử mang tên Thần Phong nổi tiếng của Nhật Bản giai đoạn cuối Thế chiến 2, dù phải 4 ngày sau đó chiến dịch này mới chính thức bắt đầu.

{keywords}
Tàu HMAS Australia hồi tháng 10/1937.

HMAS Australia, con tàu trọng tải 9.850 tấn thuộc Hải quân Australia, đã hoạt động ở nam Thái Bình Dương từ đầu năm 1942. Chiến hạm này bảo vệ các đảo phía đông Australia và đã trực tiếp chiến đấu với các lực lượng Nhật nhiều lần, nổi bật nhất là Trận chiến Biển San hô và Trận chiến Đảo Savo.

Ngày 20/10/1944, Australia tham gia cuộc tấn công Leyte của quân Đồng minh ở Philippines. Ngay hôm sau đó, Nhật mở cuộc tấn công vào các tàu quân Đồng minh. Vào sáng sớm, một máy bay Nhật bị hư hỏng nặng đã lao thẳng vào HMAS Australia, đâm trúng tháp chỉ huy ở mũi của tuần dương hạm hạng nặng này.

{keywords}
 
{keywords}
 

Sau này, một sĩ quan trên tàu Shropshire gần đó kể lại vụ việc: "Máy bay bị bắn và chạm xuống mặt nước nhưng lại bay vọt lên. Sau đó, nó rẽ hướng đông, và dù bị hư hại nặng, máy bay vẫn lao qua mạn cảng và đâm xuống tàu".

Máy bay mang theo một quả bom 200kg nhưng vũ khí này không nổ. Tuy nhiên, nó vẫn gây tổn thất lớn cho con tàu cùng thủy thủ đoàn. Tổng cộng 30 người trên tàu thiệt mạng và 64 người khác bị thương, trong đó có 26 người bị thương nặng.  

Chiến hạm Australia đã "sống sót" sau cú tấn công liều chết nhưng đã phải sửa chữa trong hai năm sau đó (1945-1946). Tàu trở lại biển sau Thế chiến 2 và nghỉ hưu vào tháng 8/1954.

{keywords}
Tàu HMAS Australia tháng 9/1944. Trưởng tàu Emile Dechaineux (đồng phục trắng, quay mặt sang bên phải) nằm trong số những người bị chết trong cú tấn công ngày 21/10/1944.
{keywords}
 
{keywords}
Tàu HMAS Australia hư hại nặng sau khi bị tấn công.

Cú tấn công được nhận định là cố ý, với hành động của phi công Nhật được cho là tự phát. Tuy nhiên, nhiều người coi đây là cú mở màn cho chiến dịch Kamikaze, có nghĩa là Thần Phong, chống lại các tàu chiến của quân Đồng minh, sau khi Nhật bị thua một số trận nặng nề trong Chiến dịch Thái Bình Dương.

{keywords}
 Các phi công Nhật tham gia vào cuộc tấn công Kamikaze. 

Kamikaze nổi tiếng toàn cầu với các phi công lái những máy bay chất đầy thuốc nổ, bom, thủy lôi và bình đựng xăng đâm vào tàu đối phương. Chúng giống như tên lửa nhưng có độ chính xác cao, gây tổn thất cho quân địch lớn hơn nhiều. Mục tiêu của các phi công cảm tử Nhật là đánh phá càng nhiều tàu bè Đồng minh càng tốt.

{keywords}
 

Theo các tài liệu lưu trữ của Không quân Nhật Bản và Không quân Mỹ, có khoảng 6.000 phi công Nhật tự nguyện biến mình thành những quả bom sống, lái máy bay lao thẳng vào tàu chiến Mỹ và đồng minh.

Kamikaze là các cuộc tấn công nổi tiếng nhất và được biết đến nhiều nhất, giống như các cuộc "xung phong banzai" của bộ binh Nhật. Ngoài ra, người Nhật còn có các đội tấn công cảm tử khác như tàu ngầm Kairyu, thủy lôi sống Kaiten, xuồng cao tốc Shinyo.

Thanh Hảo

Ngày này năm xưa: Hơn 350 người chết đuối ngoài khơi Indonesia

Ngày này năm xưa: Hơn 350 người chết đuối ngoài khơi Indonesia

Ngày 19/10/2001, một con tàu chở hơn 400 người tị nạn đã bị chìm ở ngoài khơi Indonesia, khiến hơn 350 người chết đuối.

Ngày này năm xưa: Mối tình gây tranh cãi của huyền thoại âm nhạc Anh

Ngày này năm xưa: Mối tình gây tranh cãi của huyền thoại âm nhạc Anh

Ngày 18/10/1968, John Lennon, thành viên ban nhạc lừng danh The Beatles và người tình Yoko Ono bị bắt giữ tại căn hộ ở London vì sở hữu trái phép chất ma túy.

Ngày này năm xưa: Quân đội Đức dính cú lừa chấn động

Ngày này năm xưa: Quân đội Đức dính cú lừa chấn động

Wilhelm Voigt chỉ là một thợ đóng giày nhưng đã thực hiện thành công một cú lừa siêu đẳng nhằm vào quân đội Đức.

Ngày này năm xưa: Bi kịch vũ nữ thoát y làm điệp viên

Ngày này năm xưa: Bi kịch vũ nữ thoát y làm điệp viên

Ngày 15/10/1917, vũ nữ thoát y lừng danh người Hà Lan Mata Hari bị xử tử tại một vùng ngoại ô Paris, Pháp vì tội làm gián điệp cho Đức.

Ngày này năm xưa: Thống chế nổi tiếng bị Hitler ép tự tử

Ngày này năm xưa: Thống chế nổi tiếng bị Hitler ép tự tử

Thống chế Erwin Rommel bị chính người tin tưởng mình, Quốc trưởng Adolf Hilter, bức tử.

Ngày này năm xưa: Kịch tính giải cứu thợ mỏ mắc kẹt hơn hai tháng

Ngày này năm xưa: Kịch tính giải cứu thợ mỏ mắc kẹt hơn hai tháng

Ngày 13/10/2010, hơn 30 thợ mỏ bị mắc kẹt hơn hai tháng trong một hầm mỏ bị sập ở bắc Chile, đã được giải cứu.