Ngày 12/9/1953 ghi dấu đám cưới xa hoa của cô phóng viên trẻ Jacqueline Bouvier với Thượng nghị sĩ bang Massachusetts John F. Kennedy, vị tổng thống thứ 35 tương lai của Mỹ ở Newport, đảo Rhode. 7 năm sau, cặp đôi trở thành tổng thống và đệ nhất phu nhân trẻ nhất trong lịch sử Mỹ.

Jacqueline Bouvier, tên thân mật là Jackie, sinh năm 1929 trong một gia đình danh giá ở thành phố New York, Mỹ. Jackie có cha là chủ tịch ngân hàng và mẹ luôn có ý thức uốn nắn con cái theo nề nếp của tầng lớp thượng lưu. Cha mẹ của Jackie ly hôn khi bà còn nhỏ và người mẹ tái hôn với Hugh D. Auchincloss, một doanh nhân giàu có khác.

{keywords}
Jackie năm 6 tuổi. Ảnh: Life

Từ thuở thơ ấu, Jackie đã say mê đọc sách, làm thơ và ham thích ngựa. Jackie cũng là một kỵ sĩ tài năng. Khi mới 11 tuổi, bà đã giành được rất nhiều giải thưởng quốc gia về điều khiển ngựa.

Năm 1949, Jackie từng theo học một thời gian tại Đại học Sorbonne ở Paris, Pháp. Về sau, Jackie tiết lộ những ngày sống ở Pháp là quãng thời gian vui thú nhất đối với mình. Vốn hiểu biết cũng như tình yêu dành cho nước Pháp và văn hoá Pháp được tin đã ảnh hưởng rất nhiều đến những sở thích trong cuộc sống của đệ nhất phu nhân Mỹ tương lai, kể cả ẩm thực và thời trang. Nhiều tài liệu có ghi, Jackie đặc biệt ưa thích các thương hiệu thời trang cao cấp, thanh lịch của Pháp như Chanel hay Givenchy.

{keywords}
Ảnh: History.com

Jackie nói thông thạo tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha. Năm 1951, sau khi tốt nghiệp Đại học George Washington (Mỹ), cô gái trẻ đã đi du lịch vòng quanh châu Âu trước khi quay về Mỹ vào mùa thu năm đó để bắt đầu làm việc như một phóng viên ảnh cho tờ Washington Times-Herald. Nhờ công việc này, Jackie đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều chính trị gia tại Washington và cả người chồng đầu tiên của mình.

Trong thời gian tác nghiệp, Jackie gặp một thượng nghị sĩ trẻ, điển trai đến từ Massachusetts, có tên John Kennedy, hay còn gọi là Jack, tại một bữa tiệc tối ở Georgetown. Cô phóng viên trẻ xinh đẹp đã ngay lập tức phải lòng ngôi sao đang lên của đảng Dân chủ Mỹ.

{keywords}
Ảnh: New York Post

Cả hai đã hẹn hò 2 năm sau đó. Trong suốt thời gian này, Jackie từng có lúc băn khoăn về việc mình liệu có nên lấy một người đàn ông dị ứng với ngựa, điều mà bản thân bà chưa từng nghĩ đến trước đây. Tuy nhiên, tình yêu đã chiến thắng tất cả.

Năm 1953, hai người đã làm lễ đính hôn và Jack mua tặng vị hôn thê của mình một chiếc nhẫn nạm ngọc và kim cương 2,88 carat.

{keywords}
Cô dâu Jackie lộng lẫy trong ngày cưới. Ảnh: Time

Jack và Jackie chính thức tổ chức hôn lễ vào ngày 12/9/1953 tại nhà thờ St. Mary ở Newport, đảo Rhode. Trong ngày trọng đại, cô dâu Jackie đẹp lộng lẫy trong chiếc váy lụa màu ngà của nhà thiết kế Mỹ gốc Phi Ann Lowe.

 

 

Có 750 vị khách đã tham dự nghi lễ trao lời hẹn ước của họ tại nhà thờ và thêm 450 vị khách nữa được mời tới dự tiệc cưới của họ ở trang trại Hammersmith của cha dượng Jackie.

Tháng 11/1960, Jack đã đánh bại Phó Tổng thống Richard M. Nixon của đảng Cộng hòa trong cuộc tổng tuyển cử và trở thành Tổng thống thứ 35 của Mỹ. Jackie, lúc này 31 tuổi và chồng trở thành cặp tổng thống - đệ nhất phu nhân trẻ tuổi nhất trong lịch sử Mỹ.

{keywords}
Gia đình Tổng thống Mỹ đón tiếp Hoàng tử Ranier và Công nương Grace của Công quốc Monaco trong một bữa tiệc tại Nhà Trắng ngày 24/5/1961. Ảnh: Library of Congress

Jackie được đông đảo người Mỹ nhớ tới như đệ nhất phu nhân đầu tiên thổi luồng gió hiện đại vào cuộc sống của Nhà Trắng. Với sự am hiểu về lịch sử và nghệ thuật, bà đã khởi xướng việc trang trí lại Nhà Trắng, làm nổi bật tính biểu trưng của tòa nhà quyền lực nhất nước Mỹ. Jackie cũng được tin có công làm thay đổi cung cách tổ chức những bữa tiệc chiêu đãi cấp quốc gia tại Nhà Trắng.

Trong thời gian ngắn ngủi bên chồng ở Nhà Trắng, Jackie còn được xem là một biểu tượng thời trang của nước Mỹ vì vẻ đẹp và phong cách thời trang thanh lịch, thời thượng.

{keywords}
Ảnh: Word Press

Dù Tổng thống Kennedy luôn bị bủa vây trong hàng loạt lời đồn đoán về những mối quan hệ ngoài luồng, đình đám nhất là cuộc tình vụng trộm với nữ minh tinh màn bạc Marilyn Monroe, nhưng trước công chúng, Jackie vẫn một lòng thủy chung và toàn tâm toàn ý bảo vệ chồng.

Năm 1963, thảm kịch liên tiếp ập đến với Đệ nhất phu nhân Jackie khi bà phải lần lượt chứng kiến cậu con trai còn đỏ hỏn - Patrick qua đời lúc mới 2 ngày tuổi và chồng bị ám sát 3 tháng sau đó. Hình ảnh của Jackie, với lòng can đảm đặc biệt của một góa phụ sau cái chết của chồng, đã khiến cả thế giới ngưỡng mộ.

{keywords}
Jackie cùng các con tại đám tang chồng. Ảnh: Wikimedia

Jackie luôn dắt tay hai đứa con nhỏ - Caroline, 5 tuổi và John, 3 tuổi, dẫn đầu các nghi lễ quốc tang dành cho chồng. "Bà Jacqueline mang lại cho dân Mỹ … điều mà họ luôn thiếu: sự uy nghi", tờ London Evening Standard bình luận về đệ nhất phu nhân Mỹ vào thời điểm đó.

Vào những ngày cuối cùng ở Nhà Trắng, Jackie gửi một lá thư ngoại giao cho Tổng bí thư Liên Xô Nikita Sergeyevich Khrushchoyov, bày tỏ mong muốn ông sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy hoà bình, điều mà cố Tổng thống Kennedy luôn theo đuổi lúc sinh thời. Sau đó, bà dành một năm để tiếc thương chồng con, không xuất hiện trước công chúng. Cựu đệ nhất phu nhân tiếp tục sống ẩn dật và lặng lẽ nhiều năm sau, một phần nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân và các con sau vụ ám sát chồng.

{keywords}
Jackie (giữa) trong lễ tái hôn với tỉ phú Aristotle Onassis năm 1968. Ảnh: AP

Ngày 20/10/1968, Jackie đã tái hôn với nhà tài phiệt Hy Lạp Aristotle Onassis trong một buổi lễ được tổ chức tại Skorpios, một hòn đảo thuộc quyền sở hữu của ông. Theo nhiều tài liệu, từ lúc em trai của cố Tổng thống Kennedy bị ám sát 3 tháng trước đó, Jackie đã tin gia đình bà đang ở trong tầm ngắm của những kẻ thù địch và ba mẹ con bà cần phải rời khỏi Mỹ. Vì vậy, trong dư luận từng xôn xao những đồn đoán rằng, bà đã chọn lấy tỉ phú Onassis, một người có đủ tiền và quyền lực như bà cần, như một lối thoát. Ngược lại, bà có thể cho người chồng thứ hai uy tín xã hội ông đang khao khát.

Dù tỉ phú Onassis sống hòa thuận với hai con riêng của vợ, nhưng Jackie không thể hòa hợp với con gái riêng của chồng - Christina Onassis. Sau khi tái hôn, bà dành phần lớn thời gian đi du lịch và mua sắm. Ông Onassis qua đời ngày 15/3/1975 khi đang xúc tiến thủ tục ly hôn, để lại cho Jackie một khoản thừa kế kếch xù.

Những năm cuối đời, Jackie làm biên tập viên cho nhà xuất bản Doubleday. Bà cũng được ca ngợi vì những đóng góp cho nghệ thuật và việc bảo tồn các công trình kiến trúc lịch sử.

{keywords}
Đối với nhiều người Mỹ, Jackie từng là biểu tượng thời trang và luôn là một trong những đệ nhất phu nhân có ảnh hưởng nhất nước này. Ảnh: Life

Jackie qua đời tối 19/5/1994 tại New York vì bệnh ung thư máu. Bà được an táng cạnh cố Tổng thống Kenedy tại nghĩa trang Arlington. Tang lễ của bà được truyền hình khắp cả nước. Tổng thống Mỹ khi đó - Bill Clinton cũng tới đặt vòng hoa, đưa tiễn một trong những đệ nhất phu nhân có ảnh hưởng nhất nước này.

Tuấn Anh

Ngày này năm xưa: Tội ác man rợ của cặp vợ chồng 'đũa lệch'

Ngày này năm xưa: Tội ác man rợ của cặp vợ chồng 'đũa lệch'

Ngày 10/9/1977, Charlene, người có IQ bằng thiên tài Stephen Hawking, lần đầu gặp Gerald, rồi kết hợp thành cặp sát nhân, gây ra hàng loạt vụ án man rợ nhất lịch sử Mỹ.

Ngày này năm xưa: Thảm sát vận động viên rúng động Olympic

Ngày này năm xưa: Thảm sát vận động viên rúng động Olympic

Ngày 5/9/1972, bọn khủng bố đột nhập làng Olympic ở Munich, Đức, bắt cóc rồi giết hại các vận động viên và huấn luyện viên người Israel.

Ngày này năm xưa: Siêu bão hủy diệt tấn công Mỹ

Ngày này năm xưa: Siêu bão hủy diệt tấn công Mỹ

Ngày 29/8/2005, siêu bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ, tàn phá 5 bang ven Vịnh Mexico và gây ra thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất lịch sử nước này.

Ngày này năm xưa: Cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhất lịch sử thế giới

Ngày này năm xưa: Cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhất lịch sử thế giới

Ngày 27/8/1896 ghi dấu cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhất trong lịch sử thế giới, chỉ diễn ra trong vẻn vẹn 38 phút giữa Anh và Zanzibar.

Ngày này năm xưa: Kỳ án thiếu nữ bị bắt cóc, ép làm nô lệ tình dục

Ngày này năm xưa: Kỳ án thiếu nữ bị bắt cóc, ép làm nô lệ tình dục

Ngày 23/8/2006, Natascha Kampusch, 18 tuổi rốt cuộc cũng tìm được cách trốn khỏi kẻ đã bắt cóc rồi giam cầm cô làm nô lệ tình dục suốt hơn 8 năm trước đó.

Sự thật vụ Liên Xô bắn hạ máy bay chở khách Hàn Quốc

Sự thật vụ Liên Xô bắn hạ máy bay chở khách Hàn Quốc

Hơn 30 năm sau, tài liệu giải mật của Nhật mới làm sáng tỏ vụ Không quân Liên Xô bắn hạ máy bay Hàn Quốc, chở theo 269 người xâm phạm không phận ngày 1/9/1983.