Trận đấu vòng loại World Cup 1970 cùng căng thẳng vốn có giữa hai nước El Salvadore và Honduras đã châm ngòi cho một cuộc chiến vào ngày 14/7/1969.

Cuộc chiến ngắn này còn có tên là Cuộc chiến Bóng đá hay Cuộc chiến 100h. Quân đội El Salvador hành động trước. Binh sĩ nước này băng qua biên giới, xâm chiếm nước láng giềng Honduras và bắt đầu cuộc xung đột mang tên "Cuộc chiến bóng đá".

Căng thẳng giữa El Salvadore và Honduras tăng dần theo năm tháng do các tranh chấp về biên giới chung không được phân định rõ ràng, cũng như việc hàng nghìn người di cư nghèo khổ từ quốc gia đông dân El Salvadore tràn vào phía tây nam thưa thớt dân cư của Honduras.

Sự bất bình của người dân Honduras ngày càng tăng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dưới sức ép chính trị, chính phủ Honduras ban hành luật cải tổ đất đai vào năm 1967. Luật này dẫn tới việc hàng nghìn người El Salvadore bị trục xuất.

{keywords}
 

Trong trận đấu vòng loại World Cup 1970, El Salvadore và Honduras thi đấu với nhau. Lượt đầu tiên diễn ra vào 8/6/1969 tại Tegucigalpa, Honduras thắng. Xung đột bạo lực nổ ra ngay sau đó. Một tuần sau, trận lượt về diễn ra ở San Salvadore, đội nhà Salvadore chiến thắng 3-0.

Bạo lực bùng nổ sau trận đấu lượt về giữa hai đội đã cướp đi sinh mạng của nhiều người dân cả hai nước. Tuy nhiên, trong trận đấu quyết định diễn ra ở Mexico City, El Salvador đã ghi bàn trong lúc bù giờ và thắng Honduras với tỷ số 3-2.

{keywords}
 

Cùng ngày, chính phủ El Salvador cắt quan hệ ngoại giao với Honduras do không trừng phạt những nghi phạm chống người nhập cư El Salvador. Ngay ngày hôm sau, Honduras cũng có hành động tương tự.

Căng thẳng gia tăng, nhiều cuộc đụng độ ở biên giới nổ ra cho tới khi El Salvador mở cuộc tấn công trên không lẫn trên bộ nhằm vào nước láng giềng hôm 14/7. Lính El Salvador tiến sâu vào Honduras, chiếm 9 thành phố và chỉ dừng lại do thiếu nhiên liệu, đạn dược.

{keywords}
 

Tổ chức các quốc gia châu Mỹ đã can thiệp và buộc hai nước ngừng bắn vào ngày 18/7, nhưng mãi tới 2/8 El Salvadore mới rút quân. Ước tính, số người thiệt mạng trong cuộc xung đột lên tới 5.000 người. Hàng chục nghìn người phải di dời nhà cửa do giao tranh.

Hoài Linh

Ngày này năm xưa: Trận đấu xe tăng đẫm máu nhất lịch sử

Ngày này năm xưa: Trận đấu xe tăng đẫm máu nhất lịch sử

Trận chiến Kursk, với sự tham gia của khoảng 6.000 xe tăng, hai triệu binh sĩ và 5.000 máy bay, kết thúc ngày 13/7/1943 khi cuộc tấn công của Đức bị quân Liên Xô đẩy lùi một cách thảm bại.

Ngày này năm xưa: Tội ác ghê rợn của cặp tình nhân máu lạnh

Ngày này năm xưa: Tội ác ghê rợn của cặp tình nhân máu lạnh

Ngày 12/7/1963 ghi dấu tội ác đầu tiên của cặp tình nhân máu lạnh Ian Brady và Myra Hindley, khi chúng bắt cóc, rồi hạ sát Pauline Reade, 16 tuổi ở Gorton, Anh. 

Ngày này năm xưa: Thảm họa kinh hoàng trên sông Volga

Ngày này năm xưa: Thảm họa kinh hoàng trên sông Volga

Ngày 10/7/2011, du thuyền Bulgaria đã bị chìm trên sông Volga, gần thành phố Kazan, thủ phủ của Cộng hòa Tatarstan, Nga, khiến hơn 110 người thiệt mạng.

Ngày này năm xưa: Phó tổng thống Mỹ bắn chết cựu Bộ trưởng Tài chính

Ngày này năm xưa: Phó tổng thống Mỹ bắn chết cựu Bộ trưởng Tài chính

Ngày 11/7/1804, Phó tổng thống Mỹ Aaron Burr đã bắn chết đối thủ chính trị lâu năm của mình là cựu Bộ trưởng Tài chính Alexander Hamilton trong một cuộc đọ súng tay đôi.

Ngày này năm xưa: Trận chiến đẫm máu giữa Mỹ và phát xít Nhật

Ngày này năm xưa: Trận chiến đẫm máu giữa Mỹ và phát xít Nhật

Tuy giành thắng lợi trong trận đổ bộ lên đảo Saipan nhưng quân Mỹ phải chịu thiệt hại nặng nề khi vấp phải chiến thuật tử thủ của phát xít Nhật.