Ngày 2/11/1755, Nữ hoàng Vương triều Habsburg (Áo) Maria Theresa hạ sinh Marie Antoinette, cô con gái thứ 15 và cũng là đứa con cuối cùng của bà với Hoàng đế La Mã Francis I. Công chúa sau này lớn lên vô cùng xinh đẹp, trở thành Hoàng hậu Pháp khét tiếng ăn chơi bậc nhất châu Âu nhưng có kết cục bi thảm.

Mỹ khuyên Trung Quốc 'cư xử như một quốc gia bình thường'

Ông Trump đang 'ngầm giúp' Trung Quốc?

Mỹ rúng động cái chết bí ẩn của chị em người Ảrập Xêút

Công chúa Marie Antoinette tên đầy đủ là Maria Antonia Josefa Johanna von Habsburg-Lothringen. Nàng lớn lên trong cung điện Schonbrünn ở Vienna trong sự bảo bọc của người mẹ quyền lực và tài năng. Vương triều Habsburg của Nữ hoàng Maria Theresa là một trong những hoàng tộc lâu đời nhất châu Âu, cai trị cả Áo, Bohemia và Hungary suốt nhiều thế kỷ. Dưới thời bà cai trị, Vương quốc Áo hùng mạnh không kém nước Pháp lúc bấy giờ.

Ngay từ nhỏ, Marie Antoinette đã được giáo dục kỹ lưỡng theo quy định của hoàng tộc. Công chúa được dạy múa hát, diễn kịch, viết lách, lịch sử, hội họa, kiến thức chính trị, toán học và ngoại ngữ. Vẻ đẹp "chim sa, cá lặn" của nàng khiến biết bao trái tim thổn thức, trong số đó có cả thiên tài âm nhạc Áo Wolfgang Amadeus Mozart.

{keywords}
Một bức chân dung mô tả vẻ kiều diễm của Marie Antoinette lúc niên thiếu. Ảnh: History.com

Theo một số giai thoại, vào năm 1762, Mozart, lúc này mới 6 tuổi, đã nổi như cồn vì tài năng âm nhạc và được mời đến kinh đô Vienna trình diễn cho Nữ hoàng và triều đình xem. Sau buổi biểu diễn thành công rực rỡ, trước câu hỏi muốn nhận phần thưởng gì của Nữ hoàng, Mozart đã xin được cưới Marie Antoinette làm vợ. Tất nhiên, Nữ hoàng đã khéo léo từ chối nhạc sĩ nhỏ tuổi, nhưng điều đó cho thấy công chúa đã khiến nhiều người say mê đến mức nào.

Vào thời điểm đó, Nữ hoàng Maria Theresa thường dàn xếp hôn nhân cho các cô con gái vì mục đích chính trị. Nhằm thiết lập liên minh giữa hai nước cựu thù cũng như gắn kết dòng dõi hoàng tộc Bourbon (Pháp) với dòng tộc Habsburg (Áo), bà đã quyết định gả công chúa Marie Antoinette cho Thái tử Pháp Louis-Auguste.

{keywords}
 

Ngày 7/5/1770, Công chúa Áo, lúc này mới 14 tuổi được đưa tới Pháp để chuẩn bị cho đám cưới hoàng gia. Một ngày sau khi Marie Antoinette diện kiến vị hôn phu hơn nàng 1 tuổi, hôn lễ của họ đã diễn ra linh đình tại Cung điện Versailles. Ước tính có tới 50.000 người ở Paris đã đổ ra đường để được chiêm ngưỡng nhan sắc diễm lệ của Thái tử phi. Đám đông phấn khích và náo loạn đến mức ít nhất 30 người đã bị giẫm đạp đến chết vì giành vị trí đẹp ngắm nhìn nàng.

Song, vào đêm tân hôn, cả hai đã không động phòng hoa chúc và điều này tái diễn suốt 7 năm sau đó, khiến họ đối mặt với rất nhiều dị nghị. Trong dư luận từng lan truyền tin đồn, Thái tử Louis-Auguste mắc một chứng bệnh nam khoa khiến ông không thể ân ái với vợ. Thực tế, Thái tử Pháp tỏ ra dửng dưng với cô vợ xinh đẹp và chỉ tập trung cho các thú vui cá nhân như săn bắn, sưu tầm bảo vật cũng như công việc chính sự. Mãi đến năm 1777, ông mới thực hiện bổn phận làm chồng và "gần gũi" vợ lần đầu tiên.

Năm 1774, khi Vua Louis XV băng hà và chồng nàng kế vị, trở thành Vua Louis XVI, Marie Antoinette danh chính ngôn thuận lên ngôi Hoàng hậu Pháp khi mới 19 tuổi. Tuy sống trong nhưng lụa, nhưng bị chồng ghẻ lạnh suốt một thời gian dài cộng với việc phải gò mình trong những phép tắc nghiêm ngặt của triều đình Pháp khiến Marie Antoinette luôn cảm thấy mệt mỏi, chán chường.

{keywords}
Một bức ảnh chân dung Vua Louis XVI, chồng của Marie Antoinette. Ảnh: Wikimedia

Không cam chịu bị giam hãm trong cung điện dát vàng xa hoa nhưng lạnh lẽo, hoàng hậu trẻ bắt đầu tìm cách giải khuây bằng những chuyến vi hành lén lút cùng hai cận thần nổi tiếng phóng túng là Yolande de Polignac và Thérèse de Lamballe. Nàng chìm đắm trong các cuộc bài bạc, tiệc tùng... thâu đêm suốt sáng, với sự cung phụng của nhiều gã quý tộc lắm tiền, nhiều của như Công tước De Ligne, Bá tước Dillon hay Bá tước Artois (em trai Vua Louis XVI).

Càng ngày, các trò tiêu khiển của Marie Antoinette ngày càng ngông cuồng và hoang phí. Ngoài việc vung tay may sắm vố số váy áo, giày dép, nàng còn có sở thích ngâm mình trong bồn tắm đổ đầy rượu sâm panh thượng hạng.

Hoàng hậu cũng cho xây dựng một cung điện mới, hoành tráng có tên Petit Trianon ngay cạnh cung điện Versailles. Cung điện mới được trang trí nội thất tinh xảo, có một nhà hát và điện thờ Tình yêu trong khuôn viên. Ngoài ra, nàng còn cho lập một điền trang theo kiểu Áo, để bản thân thỏa thích chơi trò đóng giả cô gái vắt sữa bò vào những chiếc âu bằng sứ được tạo hình theo khuôn ngực mình.

Tháng 8/1784, hoàng hậu đã mua thêm một lâu đài trị giá 6 triệu livre nhằm làm tài sản thừa kế cho các con sau này.

Những đòi hỏi và thú vui xa xỉ của Hoàng hậu được coi là một trong những nguyên nhân chính khiến ngân khố của Pháp thâm hụt nghiêm trọng, triều đình nợ nần chồng chất trong lúc đời sống nhân dân ngày càng đói khổ. Công chúng ngày càng bất bình và căm ghét Marie Antoinette.

{keywords}
Marie Antoinette được đồn có mối tình vụng trộm, kéo dài tới 20 năm với Bá tước Axel von Fersen. Ảnh: Word Press

Trong dư luận cũng râm ran những tin đồn 2 trong số 4 người con của Marie Antoinette là kết quả cuộc tình vụng trộm kéo dài tới 20 năm giữa nàng với một nhà ngoại giao Thụy Điển - Bá tước Axel von Fersen. Một số nhà nghiên cứu, chẳng hạn như sử gia người Anh Evelyn Farr, sau này công bố tài liệu quả quyết, Công chúa Sophie và Hoàng tử Louis - Charles thực tế là con của ông Fersen, chứ không phải mang dòng máu của Vua Louis XVI. Công chúa Sophie là con út của Marie Antoinette, chết chỉ vài tuần trước khi đến sinh nhật 1 tuổi. Trong khi Hoàng tử Louis - Charles chết năm 10 tuổi, khi đang bị những nhà cách mạng Pháp giam cầm.

Tuy nhiên, một số nhà sử học khác lại phản bác kết luận của sử gia Farr và những người đồng quan điểm. Cho đến nay, họ vẫn còn tranh cãi về vấn đề này.

Tháng 7/1789, Cách mạng Pháp bùng nổ và giành thắng lợi. Vua Louis XVI bị phế truất và bị hành quyết vào ngày 21/1/1793. Tòa án Cách mạng Pháp đưa Hoàng hậu Marie Antoinette ra xét xử vào ngày 14/10/1793, với hàng loạt cáo buộc như tổ chức các cuộc ăn chơi trác táng ở Versailles, ăn cắp tiền từ ngân khố gửi cho quê nhà Áo, âm mưu giết Công tước Orléans, loạn luân với con trai, chỉ đạo vụ tàn sát đội Vệ binh Thụy Sĩ năm 1792. Rốt cuộc, hoàng hậu bị kết tội phản quốc và phải lĩnh án tử.

{keywords}
Một bức ảnh mô phỏng cảnh Hoàng hậu Marie Antoinette bị xử tử năm 1793. Ảnh: Wikimedia

Ngày 16/10/1793, Marie Antoinette bị cắt trụi tóc, trói chặt vào một chiếc xe kéo diễu qua mọi ngả đường Paris trước khi đến đoạn đầu đài. Bà hoàng xinh đẹp bị chém đầu tại Quảng trường Cách mạng khi mới 38 tuổi, đánh dấu sự kết thúc của triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Pháp.

Cuộc đời bi kịch và gây tranh cãi của Marie Antoinette đã trở thành nguồn cảm hứng cho sự ra đời của nhiều tiểu thuyết, vở kịch và bộ phim sau này.

Đoạn giới thiệu bộ phim về Hoàng hậu Marie Antoinette năm 2006.

Tuấn Anh

Ngày này năm xưa: Nữ thủ tướng lừng lẫy Ấn Độ bị ám sát

Ngày này năm xưa: Nữ thủ tướng lừng lẫy Ấn Độ bị ám sát

Ngày 31/10/1984, cả đất nước Ấn Độ rúng động trước thông tin nữ Thủ tướng Indira Gandhi bị hai lính cận vệ ám sát ngay tại tư dinh ở thủ đô New Delhi.

Ngày này năm xưa: Nghẹt thở giải cứu con tin Nga

Ngày này năm xưa: Nghẹt thở giải cứu con tin Nga

Ngày 26/10/2002, đặc nhiệm Nga tấn công vào nhà hát Dubrovca ở Moscow nhằm giải cứu gần 1.000 con tin.

Ngày này năm xưa: Cuộc đối đầu kịch tính Xô - Mỹ ở Cuba

Ngày này năm xưa: Cuộc đối đầu kịch tính Xô - Mỹ ở Cuba

Cách đây đúng 56 năm, thế giới suýt phải đối diện với một cuộc chiến tranh hạt nhân, bắt nguồn sự đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô. 

Ngày này năm xưa: Mối tình gây tranh cãi của huyền thoại âm nhạc Anh

Ngày này năm xưa: Mối tình gây tranh cãi của huyền thoại âm nhạc Anh

Ngày 18/10/1968, John Lennon, thành viên ban nhạc lừng danh The Beatles và người tình Yoko Ono bị bắt giữ tại căn hộ ở London vì sở hữu trái phép chất ma túy.

Ngày này năm xưa: Bi kịch vũ nữ thoát y làm điệp viên

Ngày này năm xưa: Bi kịch vũ nữ thoát y làm điệp viên

Ngày 15/10/1917, vũ nữ thoát y lừng danh người Hà Lan Mata Hari bị xử tử tại một vùng ngoại ô Paris, Pháp vì tội làm gián điệp cho Đức.

Ngày này năm xưa: Vụ bạo loạn thảm khốc trên tàu chiến Mỹ

Ngày này năm xưa: Vụ bạo loạn thảm khốc trên tàu chiến Mỹ

Ngày 11/10/1972 xảy ra vụ đụng độ tồi tệ nhất lịch sử Hải quân Mỹ, giữa thủy thủ da đen và thủy thủ da trắng trên chiến hạm USS Kitty Hawk ngoài khơi Việt Nam.

Ngày này năm xưa: Tổng thống chao đảo sự nghiệp vì lụy tình

Ngày này năm xưa: Tổng thống chao đảo sự nghiệp vì lụy tình

Ngày 8/10/1998, Hạ viện Mỹ phê chuẩn việc xúc tiến luận tội Tổng thống Bill Clinton, mở đầu hàng loạt rắc rối làm chao đảo sự nghiệp của ông chủ Nhà Trắng lụy tình.

Ngày này năm xưa: Vụ chính biến rúng động nước Nga

Ngày này năm xưa: Vụ chính biến rúng động nước Nga

Vụ "chính biến 1993" rúng động Nga chấm dứt khi phe của Phó tổng thống Rutskoi đầu hàng Tổng thống Yeltsin.