Hơn 1.000 người tham gia chuyến du ngoạn trên sông Đông ở thành phố New York, Mỹ đã bị chết đuối hoặc chết cháy khi hỏa hoạn càn quét con tàu chở họ vào ngày 15/6/1904. Đây là một trong những thảm họa đường thủy thảm khốc nhất trong lịch sử Mỹ.

Tàu hơi nước General Slocum được chế tạo năm 1890 và gần như được sử dụng như một phương tiện chuyên chở các nhóm đông người đi dã ngoại.

Ngày 15/6/1904, nhà thờ St. Mark của cộng đồng người nhập cư Đức tại quận Kleindeutschland, New York đã tổ chức cho hơn 1.360 giáo dân, phần lớn là trẻ em và giáo viên, tham gia chuyến dã ngoại thường niên ngày chủ nhật. Đoàn dự kiến cắm trại tại Locust Point, Bronx sau cuộc hành trình xuôi theo sông Đông bằng tàu General Slocum.

Vào ngày định mệnh, lúc khoảng 9 giờ sáng, con tàu chật ních người rời bến cảng Manhattan. Chỉ huy tàu General Slocum lúc đó là thuyền trưởng William Van Schaik.

{keywords}
Ảnh: History.com

Theo nhiều nguồn tin, khi tàu di chuyển qua khu vực Phố 83, một đứa trẻ nhìn thấy lửa bốc lên ở nhà kho và chạy đến cấp báo cho thuyền trưởng Van Schaik. Đáng tiếc, ông không tin lời đứa bé. Mãi tới khi khói xuất hiện nhiều và rõ thấy hơn, thuyền trưởng mới cử các thủy thủ tới kiểm tra. Lúc này, đám cháy ở nhà kho chứa đầy dầu và vỏ bào đã vượt tầm kiểm soát. Còi báo cháy trên tàu, vốn chưa từng được sử dụng, kiểm tra hay thử nghiệm trước đó, đã không hoạt động.

{keywords}
 

Thuyền trưởng Van Schaik tiếp tục có một quyết định sai lầm vào thời điểm đó. Thay vì chỉ đạo tàu cập vào cầu cảng gần nhất, nơi các lính cứu hỏa có thể tham gia dập lửa, ông đã ra lệnh cho tàu hướng tới một đảo nhỏ trên sông Đông, ở cách đó 1,6km. Về sau, thuyền trưởng khai với các điều tra viên rằng, ông không muốn mạo hiểm gieo rắc hỏa hoạn ở cầu tàu và phần còn lại cho thành phố.

Tuy nhiên, quyết định trên đã chứng minh là thảm họa chết người đối với đám đông hành khách. Tàu đã đâm vào các phiến đá ven bờ của hòn đảo North Brother Island.

{keywords}
Ảnh: Word Press

Lúc này, các nhân tố khác càng làm cho tình hình trầm trọng. Ví dụ như, các xuồng cứu hộ được buộc chặt vào tàu đến nỗi người ta không thể gỡ chúng ra để dùng. Các phao cứu sinh cũ nát, sử dụng một chất liệu không nổi trên nước khiến chúng nặng hơn. Vì vậy, những đứa trẻ sử dụng phao cứu sinh đã bị chìm xuống đáy sông. Nhiều đứa trẻ khác bị giẫm đạt đến chết trong lúc hoảng loạn.

{keywords}
Xác các nạn nhân dạt vào đảo North Brother Island. Ảnh: Word Press

Thêm nhiều hành khách thiệt mạng khi lửa cháy dữ dội làm đổ sụp một phần boong tàu, khiến họ bị rơi xuống nước hoặc bị thiêu rụi trong đám cháy. Tổng cộng, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 630 thi thể nạn nhân. Thêm 401 người khác mất tích và được coi là đã tử nạn trong sự cố.

{keywords}
 

Do số người tham gia chuyến dã ngoại rất lớn nên hầu như ai ở quận Kleindeutschland lúc đó cũng biết hoặc có quan hệ với vài người trên chuyến tàu gặp nạn. Nhiều người nhận tin dữ về việc vợ hoặc con của họ thiệt mạng trong sự cố. Hàng chục người khác suy sụp hoàn toàn khi biết họ đã mất hết người thân.

{keywords}
Nhà chức trách tập hợp thi thể các nạn nhân để chuẩn bị cho lễ chôn tập thể. Ảnh: History.com

Các thành viên thủy thủ đoàn và công ty Knickerbocker (chủ vận hành tàu General Slocum) đã bị truy tố vì tai nạn thảm khốc. Tuy nhiên, chỉ có thuyền trưởng Van Schaik phải lĩnh án tù vì các tội danh tắc trách và ngộ sát. Van Schaik bị kết án 10 năm tù giam, nhưng ông được ân xá vì tuổi già sức yếu vào năm 1908, khi mới thụ án được 3 năm.

Liên quan đến sự cố, Tổng thống Mỹ lúc đó Theodore Roosevelt đã sa thải Chánh thanh tra của Cơ quan thanh tra tàu hơi nước quốc gia. Hoạt động của toàn bộ loại hình tàu hơi nước cũng thay đổi sau đó. Nhà chức trách cũng chỉ đạo xây dựng mồ chôn tập thể cho các nạn nhân tử nạn ở Queens và tổ chức lễ tưởng niệm hàng năm dành cho họ.

{keywords}
Đài tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn tàu General Slocum năm 1904. Ảnh: Smithsonianmag

Thảm họa General Slocum đã vẽ lại bản đồ dân số của quận Kleindeutschland, nơi được mệnh danh là “tiểu nước Đức” trong lòng thành phố New York. Quận Kleindeutschland từng là khu vực tập trung đông người Đức sinh sống kể từ đợt di dân đến Mỹ hồi những năm 40 của thế kỷ 19.

Đến năm 1910, chỉ còn rất ít gia đình gốc Đức cư trú ở New York. Song, thảm họa nhanh chóng chìm vào quên lãng ở thành phố lớn nhất nước Mỹ.

Tuấn Anh

Ngày này năm xưa: Xuất thân đặc biệt của ông Trump

Ngày này năm xưa: Xuất thân đặc biệt của ông Trump

Từ những người Đức nghèo khổ di cư tới Mỹ, họ nhanh chóng thành công và trở thành tỷ phú nhờ làm việc chăm chỉ, tận dụng tốt mọi thủ thuật và cơ hội kinh doanh.

Hé lộ hành trình bí mật của chuyên cơ chở Kim Jong Un tới Singapore

Hé lộ hành trình bí mật của chuyên cơ chở Kim Jong Un tới Singapore

Sau hành trình bay bí mật, phi cơ Trung Quốc chở lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un từ Bình Nhưỡng tới Singapore đã hạ cánh ở bay quốc tế Changi chiều 10/6.

Ngày này năm xưa: Thảm kịch đua xe rúng động thế giới

Ngày này năm xưa: Thảm kịch đua xe rúng động thế giới

Ngày 11/6/1955 ghi dấu thảm kịch đua xe kinh hoàng nhất trong lịch sử thế giới, khi một chiếc xe đua mất lái đâm vào khán đài đông nghịt khán giả.

Ngày này năm xưa: Thảm kịch ám sát tái diễn với nhà Kennedy

Ngày này năm xưa: Thảm kịch ám sát tái diễn với nhà Kennedy

Gần 5 năm sau vụ ám sát Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, em trai ông cũng bị một kẻ xa lạ bắn chết tại Los Angeles.

Ngày này năm xưa: Dấu chấm hết của hai kẻ giết người không ghê tay

Ngày này năm xưa: Dấu chấm hết của hai kẻ giết người không ghê tay

Ngày 2/6/1985, Leonard Lake bị bắt giữ ở California, Mỹ, kết thúc một trong những vụ án kinh hoàng, hiếm gặp khi hai kẻ sát nhân hàng loạt bắt tay gây tội ác.

Lộ diện kẻ tuồn tin mật khiến Tổng thống Mỹ Nixon 'ngã ngựa'

Lộ diện kẻ tuồn tin mật khiến Tổng thống Mỹ Nixon 'ngã ngựa'

Sau hơn 30 năm che giấu, cựu Phó giám đốc FBI rốt cuộc thú nhận là kẻ tuồn tin mật về vụ Watergate cho báo chí, khiến Tổng thống Mỹ Richard Nixon mất chức.