Sáng 19/4/1995, một quả bom bất ngờ phát nổ trong chiếc xe tải đậu bên ngoài tòa nhà liên bang Alfred P. Murrah, làm rung chuyển cả khu vực trung tâm thành phố Oklahoma, miền nam Mỹ.

Vụ nổ khủng khiếp ngay lập tức làm đổ sụp mặt phía bắc của tòa nhà 9 tầng, giết hại hơn 100 người và khiến hàng chục người khác bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

{keywords}
Ảnh: Duluth News Tribune 

Các đội cứu hộ khẩn cấp từ khắp nước Mỹ ngay lập tức được điều tới hiện trường vụ nổ ở Oklahoma. Khi các nỗ lực giải cứu và khắc phục sự cố hoàn tất hai tuần sau đó, số nạn nhân tử vong đã lên tới 168 người, bao gồm cả 19 trẻ em.

{keywords}
Ảnh: AP 

Các thống kê ghi nhận, tổng cộng hơn 680 người khác bị thương, hơn 300 tòa nhà trong vòng bán kính 16 khối phố bị hủy hoại và 86 xe ô tô bị thiêu cháy hoặc phá hỏng. Tổng thiệt hại ước tính ít nhất 652 triệu USD.

{keywords}
Ảnh: Word Press

Đây là vụ đánh bom gây thương vong nhiều nhất ở Mỹ trong vòng 75 năm (tính đến thời điểm đó) và cũng là vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất từng diễn ra trên đất Mỹ cho mãi tới sự kiện 11/9/2001.

{keywords}
Timothy McVeigh khi bị cảnh sát bắt giữ ngày 21/4/1995. Ảnh: FBI

Chiến dịch truy nã ráo riết các nghi phạm đã dẫn tới việc nhà chức trách bắt giữ Timothy McVeigh, một cựu binh Mỹ 27 tuổi vào ngày 21/4/1995. McVeigh có nhân dạng trùng khớp với mô tả của nhiều nhân chứng về một người đàn ông khả nghi tại hiện trường đánh bom.

{keywords}
Terry Nichols, bạn thân từ thời còn trong quân ngũ, hơn McVeigh 13 tuổi và là tòng phạm của hắn trong vụ đánh bom khủng bố Oklahoma. Ảnh: CNN

Cùng ngày, Terry Nichols, tòng phạm của McVeigh ra đầu thú tại Herington, Kansas sau khi nghe tin cảnh sát đang săn lùng hắn. Cả hai đều là thành viên của một tổ chức cánh hữu cực đoan ở Michigan.

{keywords}
John Fortier cũng quen biết McVeigh từ hồi còn tham gia quân đội Mỹ. Ảnh: History.com

Ngày 8/8/1995, John Fortier, một kẻ biết về kế hoạch đánh bom tòa nhà liên bang của McVeigh, đồng ý ra làm chứng chống lại McVeigh và Nichols để đổi lấy việc giảm án. Hai ngày sau đó, McVeigh và Nichols chính thức bị truy tố vì các tội giết người và đồng lõa.

McVeigh được xác định là kẻ chủ mưu và trực tiếp tiến hành vụ đánh bom xe tải. Trong khi đó, Nichols, bạn từ thời còn trong quân ngũ của McVeigh đã giúp hắn chế tạo bom từ 2.200kg ammoni nitrat và dầu.

{keywords}
Ảnh: The Daily Beast 

Về sau, McVeigh thú nhận động cơ gây án của hắn là trả đũa hai hai cuộc vây ráp giáo phái Branch Davidian của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), khiến 80 thành viên tổ chức này thiệt mạng.

Hắn thậm chí nói với các phóng viên nhật báo Buffalo News rằng, bản thân "rất lấy làm tiếc" vì cái chết của 19 em nhỏ trong sự cố. Theo McVeigh, nếu biết tại thời điểm đánh bom có nhiều trẻ em trong tòa nhà Murrah, hắn đã chọn một địa điểm khác.

Các nhà phân tích nhận định, việc McVeigh theo đuổi kế hoạch vụ đánh bom khủng bố còn bắt nguồn từ chính sự bất mãn của hắn đối với chế độ Mỹ lúc bấy giờ.

Dù từng là binh sĩ Mỹ tham gia Chiến tranh Vùng Vịnh vào đầu năm 1991 và được thưởng nhiều huy chương cho sứ mệnh này, McVeigh vẫn phải giải ngũ vào cuối năm 1991 trong một đợt cắt giảm quân số của quân đội Mỹ.

Kết cục của Chiến tranh Lạnh cùng với việc chính trị gia Dân chủ Bill Clinton, người ủng hộ việc kiểm soát súng ống đắc cử Tổng thống Mỹ càng làm cho McVeigh hoài nghi và căm ghét chính quyền liên bang.

{keywords}
McVeigh cuối cùng bị kết án tử hình sau hơn 2 năm xét xử. Ảnh: CNN

Sau hơn 2 năm xét xử, ngày 2/6/1997, McVeigh bị kết tội giết người và đồng lõa. Ngày 14/8/1997, theo đề xuất của bồi thẩm đoàn, hắn bị tuyên phạt tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.

{keywords}
Nichols phải lĩnh án chung thân, không được ân xá. Ảnh: NBC

Trong khi đó, Nichols phải lĩnh án chung thân, không được ân xá vì các tội danh ngộ sát và đồng lõa.

Michael Fortier cũng bị kết án 12 năm tù giam và phải nộp phạt 200.000USD vì không thông báo với cảnh sát kế hoạch đánh bom của McVeigh.

Tháng 12/2000, McVeigh yêu cầu thẩm phán liên bang Richard Matsch ngưng xem xét mọi kiến nghị kháng cáo đối với trường hợp của hắn và định ngày xử tử. Đề nghị của McVeigh được phê chuẩn.

Ngày 11/6/2001, McVeigh, 33 tuổi rốt cuộc cũng bị tử hình bằng tiêm thuốc độc tại nhà tù ở Terre Haute,Indiana. Hắn là tù nhân liên bang đầu tiên bị hành quyết kể từ năm 1963.

Tuấn Anh 

Hàng loạt tướng công an TQ 'ngã ngựa' vì tham nhũng

Hàng loạt tướng công an TQ 'ngã ngựa' vì tham nhũng

Trong chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ, diệt ruồi" của Chủ tịch Tập Cận Bình, nhiều cựu quan chức, tướng công an Trung Quốc đã bị mất chức hoặc vướng vòng lao lý.

Thất bại thảm hại của Mỹ trong sự kiện Vịnh Con lợn

Thất bại thảm hại của Mỹ trong sự kiện Vịnh Con lợn

Rạng sáng 17/4/1961, khoảng 1.500 phần tử Cuba lưu vong, được Mỹ hậu thuẫn, đã đổ bộ vào Vịnh Con lợn nhằm lật đổ chính quyền non trẻ của nhà cách mạng Fidel Castro.

Ngày này năm xưa: Vụ ám sát tổng thống rúng động nước Mỹ

Ngày này năm xưa: Vụ ám sát tổng thống rúng động nước Mỹ

Ngày 14/4/1865, Abraham Lincoln, Tổng thống thứ 16 của Mỹ, bị bắn trọng thương vào đầu trong khi đang cùng vợ xem kịch tại rạp hát. 

Ngày này năm xưa: Người Liên Xô lập kỳ tích chấn động lịch sử thế giới

Ngày này năm xưa: Người Liên Xô lập kỳ tích chấn động lịch sử thế giới

Ngày 12/4/1961, nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin đã trở thành người đầu tiên bay vào không gian, đánh dấu bước tiến vượt bậc của chương trình hàng không vũ trụ Liên Xô.

Ngày này năm xưa: Thế giới sốc trước tai nạn đường thủy kép thảm khốc

Ngày này năm xưa: Thế giới sốc trước tai nạn đường thủy kép thảm khốc

Cả thế giới chấn động trước thảm kịch kép chưa từng thấy: hai vụ tai nạn tàu xảy ra riêng rẽ ở hai khu vực khác nhau trên thế giới, trong cùng ngày, đã giết chết gần 400 người.

Tình tiết ly kỳ vụ xử gián điệp chấn động lịch sử Mỹ

Tình tiết ly kỳ vụ xử gián điệp chấn động lịch sử Mỹ

Julius và Ethel Rosenberg là những công dân Mỹ đầu tiên và cũng là cuối cùng bị chính phủ nước này xử tử vì tội hoạt động gián điệp kể từ 1953 tới nay.