Trong chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ, diệt ruồi" mạnh tay của Chủ tịch Tập Cận Bình, nhiều cựu quan chức, tướng công an cấp cao của Trung Quốc đã bị mất chức hoặc vướng vòng lao lý.

{keywords}
Thiếu tướng công an Thái Quảng Liêu mất chức vì tham nhũng. Ảnh: Caixin.

Tháng 2/2015, dư luận Trung Quốc từng rúng động trước thông tin Thiếu tướng Thái Quảng Liêu, Phó văn phòng tỉnh ủy kiêm Phó bí thư đảng ủy Công an tỉnh Quảng Đông bị bắt giữ và điều tra vì nghi ngờ "vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng", cụm từ thường dùng để chỉ tội tham nhũng.

Thái Quảng Liêu sau đó bị đưa ra xét xử tại tòa án Quảng Châu. Theo cáo trạng, trong thời gian giữ các chức vụ Trưởng phòng, Cục trưởng, Phó bí thư đảng ủy sở Công an, Liêu đã lợi dụng chức quyền, mưu lợi cho người khác, như cho người khác mượn biển xe của Cục Cảnh vệ, giúp xóa tiền sự trong hồ sơ cũng như thông qua các hình thức như bán đồ cổ dởm để nhận hối lộ 3,28 triệu Nhân dân tệ, 1,6 triệu đôla Hong Kong, 7.000USD và 14.000 đôla Australia.

{keywords}
Mã Kiện, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an và "trùm" tình báo Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Ngay trước khi có thông báo chính thức về vụ bắt giữ Thiếu tướng Thái Quang Liêu, nhà chức trách Trung Quốc ngày 16/1/2015 cũng bắt giam Mã Kiện, Thứ trưởng Bộ Công an và cũng là một trong những chỉ huy tình báo hàng đầu của nước này vì các cáo buộc tham nhũng.

Theo những thông tin lý lịch ít ỏi được công bố thì Mã Kiện làm việc trong ngành tình báo Trung Quốc được hơn 30 năm. Năm 2006, ông ta được thăng chức lên làm Thứ trưởng Bộ Công an, chuyên phụ trách các hoạt động phản gián và trở thành một trong nhân vật quyền lực nhất trong ngành an ninh nước này.

Nhật báo South China Morning Post cho biết, Ủy ban Kỷ luật Trung ương Trung Quốc nghi ngờ Mã Kiện có quan hệ mật thiết với Lý Hữu, Chủ tịch tập đoàn công nghệ Phương Chính. Lý Hữu bị cáo buộc đã chi ra một khoản tiền lớn qua các dịch vụ giao dịch chứng khoán để làm giàu cho thân nhân của Thứ trưởng Mã Kiện. Ngày 25/2/2015, Mã Kiện chính thức bị bãi miễn tư cách ủy viên Ủy ban toàn quốc khóa 12 Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (CPPCC - Chính hiệp).

Trước vụ án Mã Kiện, Trung Quốc từng bắt giữ một số quan chức cao cấp của công an Trung Quốc để điều tra "những vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng", trong đó đáng chú ý nhất có Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng Công an và Lý Đông Sinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an.

{keywords}
Chu Vĩnh Khang khi còn đương chức. Ảnh: SCMP

Vụ án Chu Vĩnh Khang được coi là bê bối tham nhũng chấn động Trung Quốc trong 70 năm qua. Sau phiên xử kín, giới truyền thông Trung Quốc chỉ đưa tin ngắn gọn rằng, ngày 11/6/2015, Tòa án Nhân dân Trung cấp số 1 thành phố Thiên Tân đã tuyên án tù chung thân đối với Chu Vĩnh Khang, nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương, Bộ trưởng Công an vì các tội danh nhận hối lộ, lạm quyền và cố ý làm lộ bí mật quốc gia.

Cũng theo phán quyết trên, Chu Vĩnh Khang sẽ bị tước vĩnh viễn các quyền về chính trị và bị tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân.

Chu Vĩnh Khang bị cáo buộc cùng thuộc cấp thu lợi bất chính hơn 2,1 tỉ NDT (khoảng 338 triệu USD) từ những hoạt động kinh doanh trái phép và bản thân cựu Bộ trưởng Công an đã nhận hối lộ 130 triệu NDT (gần 21 triệu USD).

{keywords}
Lý Đông Sinh khi đang còn là Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Không lâu sau thời điểm cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang "ngã ngựa", nguyên Thứ trưởng Công an Trung Quốc Lý Đông Sinh, người được tin có quan hệ thân cận với Chu Vĩnh Khang cũng phải ra trước vành móng ngựa. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 12/1/2016 đưa tin, một tòa án ở thành phố Thiên Tân đã xét xử và kết án Sinh 15 năm tù giam vì tội tham nhũng.

Theo cáo trạng, Lý Đông Sinh đã nhận hối lộ 22 triệu NDT (tương đương khoảng 3,5 triệu USD) và lạm dụng quyền lực khi đương chức từ năm 1996 tới năm 2013 để trục lợi cá nhân thông qua các vụ đấu thầu và chuyển công tác. Cũng giống như Cựu Bộ trưởng Chu Vĩnh Khang, Lý Đông Sinh quyết định không kháng án.

Giới quan sát nhận định, hàng loạt vụ "trảm" cựu quan chức cấp cao và tướng công an là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đã bắt tay vào việc cải tổ nhân sự trong bộ máy công an và lực lượng vũ trang của nước này. Bản thân Chủ tịch Tập Cận Bình cũng tuyên bố sẽ điều tra mọi công chức, cả cấp cao và cấp thấp để làm "trong sạch nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc".

Tuấn Anh

Tướng Trung Quốc dọa thống nhất Đài Loan trong 3 ngày

Tướng Trung Quốc dọa thống nhất Đài Loan trong 3 ngày

Tình hình hai bên bờ eo biển Đài Loan đang nóng lên sau khi một Trung tướng Trung Quốc viết bài nói sẽ dùng vũ lực chiếm Đài Loan trong vòng chưa đầy 3 ngày. 

Cựu ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc hầu tòa

Cựu ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc hầu tòa

Hôm 12/4, tòa án Thiên Tân, Trung Quốc, đã tiến hành xét xử Tôn Chính Tài, cựu Ủy viên Bộ Chính trị khóa 18, Bí thư Trùng Khánh về tội nhận hối lộ.

Trung Quốc sẽ tung "chiêu độc" nếu chiến tranh thương mại với Mỹ?

Trung Quốc sẽ tung "chiêu độc" nếu chiến tranh thương mại với Mỹ?

Giới phân tích nhận định, nếu xảy ra chiến tranh thương mại với Mỹ, Trung Quốc có thể phản công bằng những chiêu thức độc đáo, khác thường.

Báo Mỹ: Trung Quốc lắp máy nhiễu sóng ở quần đảo Trường Sa

Báo Mỹ: Trung Quốc lắp máy nhiễu sóng ở quần đảo Trường Sa

Trung Quốc đã lắp đặt các thiết bị gây nhiễu thông tin và radar trên các đá Vành Khăn, Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.    

Thế giới 24h: Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo

Thế giới 24h: Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thẳng thừng khuyến cáo, Mỹ cần lưu ý đến mối quan hệ quân sự ngày càng chặt chẽ giữa Trung Quốc và Nga.