Sử gia Nga Nikolay Starikov đề xuất, nếu Mỹ không tôn trọng một hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân đã ký với Liên Xô từ thời chiến Chiến tranh Lạnh, Nga có quyền đòi lại vùng đất Alaska đã trao cho Mỹ theo một thỏa thuận năm 1867.

Tìm thấy bộ phận hạ cánh, thân máy bay Indonesia rơi ngoài biển

Uống rượu trước giờ bay, phi công Nhật bị bắt giữ ở Anh

Ngày này năm xưa: Bi kịch cuộc đời hoàng hậu ăn chơi bậc nhất châu Âu

Trong vài tuần gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump quả quyết sẽ đơn phương từ bỏ Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ở châu Âu, do cựu lãnh đạo Nhà Trắng Ronald Reagan ký với lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev vào năm 1987. Ông Trump cũng đe dọa sẽ phát triển kho hạt nhân của Mỹ cho đến khi Nga và Trung Quốc "hiểu chuyện".

{keywords}
Thành phố Anchorage lớn nhất ở Alaska. Ảnh: NatGeo

Theo báo RT, chưa có tuyên bố chính thức nào được công bố. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói, có một sự thực là thỏa thuận vốn vô cùng quan trọng đối với an ninh quốc gia Nga sắp trở thành lịch sử.

Chính quyền Tổng thống Trump đang cố gắng biện minh cho quyết định rút khỏi INF của mình rằng, hiệp ước này đã lỗi thời do được ký tại một bối cảnh địa chính trị khác. Mỹ còn tố Nga tiếp tục vi phạm thỏa thuận bằng cách phát triển các vũ khí cấm, dù không cung cấp bằng chứng.

Cũng theo Washington, việc từ bỏ INF không nhằm chống lại Nga mà nhằm đối phó với nguy cơ từ Trung Quốc và các nước khác, vốn cũng sở hữu các tên lửa tầm trung.

Trong bài xã luận mới của mình, sử gia Starikov, lãnh đạo Phong trào Những người ái quốc đề xuất, phản ứng của Moscow trong trường hợp này nên là "tuyên bố Nga có khả năng rút khỏi thỏa thuận chuyển giao Alaska". Ông Starikov muốn ám chỉ đến thỏa thuận năm 1867, khi Nga đồng ý trao Alaska cho Mỹ để đổi lấy 7,2 triệu USD.

Theo ông Starikov, thỏa thuận cách đây hơn một thế kỷ rưỡi không đề cập đến việc giao Alaska cho Mỹ trong bao lâu, tức là không có chuyện "mãi mãi" như thường thấy trong các hiệp ước ngoại giao. Điện Kremlin có thể sử dụng cùng kiểu lập luận và logic như người Mỹ đối với hiệp ước INF để lí giải cho động thái của mình.

Cụ thể, sử gia Nga nói, Moscow cần nhấn mạnh thỏa thuận hiện đã lỗi thời. Việc Nga rút lui không nhằm vào Mỹ mà nhằm mở rộng các cơ hội kinh doanh và tăng tính cạnh tranh cho Nga trước Trung Quốc về thương mại. Nga sẵn sàng trả lại 7,2 triệu USD cho Mỹ... 

Với diện tích hơn 1,7 triệu km cùng dân số khoảng 740.000 người, Alaska hiện là một bang của Mỹ, tọa lạc ở cực tây bắc của lục địa Bắc Mỹ. Vùng đất này bị chia tách với phần còn lại của lãnh thổ Mỹ qua Canada, nhưng lại có biên giới hàng hải với Nga.

Tuấn Anh 

Ông Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Nga

Ông Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Nga

Tổng thống Trump bất ngờ tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi một hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân đã ký với Nga từ thời chiến Chiến tranh Lạnh.

Putin cảnh báo châu Âu

Putin cảnh báo châu Âu

Tổng thống Vladimir Putin vừa lên tiếng cảnh báo rằng nếu Washington triển khai các tên lửa hiện vẫn bị cấm trong Hiệp ước INF tới châu Âu, Nga sẽ nhắm vào những nước "chứa chấp" chúng.

Tên lửa bí ẩn khiến ông Trump bỏ hiệp ước vũ khí với Nga

Tên lửa bí ẩn khiến ông Trump bỏ hiệp ước vũ khí với Nga

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đang yêu cầu Nga công khai các chi tiết của hệ thống tên lửa tân tiến mà Mỹ tuyên bố vi phạm Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Xem tiêm kích Nga lộn nhào, trổ tài né tên lửa

Xem tiêm kích Nga lộn nhào, trổ tài né tên lửa

Các phi công lái máy bay chiến đấu của Nga đã có màn phô diễn tuyệt kỹ né tên lửa tấn công đáng kinh ngạc trong các cuộc tập trận đang diễn ra ở miền nam nước này.

Rút khỏi INF với Nga, ông Trump 'nhắn' gì cho Kim Jong Un?

Rút khỏi INF với Nga, ông Trump 'nhắn' gì cho Kim Jong Un?

Quyết định rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung năm 1987 với Nga, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngầm phát đi một thông điệp tới Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.

Chiến đấu cơ Nga chặn đầu máy bay Pháp, Mỹ

Chiến đấu cơ Nga chặn đầu máy bay Pháp, Mỹ

Đoạn video do một phi Nga đăng tải, hé lộ cảnh chiến đấu cơ Nga chạm trán với hai máy bay chiến đấu Pháp và một máy bay tiếp nhiên liệu Mỹ ở Syria.