Peter Navarro - một giáo sư kinh tế và cựu thành viên đảng Dân chủ - nằm trong số các gương mặt quan trọng nhất trong cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump.

Hàng trăm chiến đấu cơ Mỹ tập trận ở biển Philippines

Boeing bị tố giấu tin quan trọng về mẫu máy bay Indonesia rơi

Bất an bao trùm Nhà Trắng

Chính quyền Trump đã dấn vào cuộc chiến thương mại với nhiều mục đích địa chính trị sâu rộng: Buộc Trung Quốc chơi theo luật, nhưng cũng nhằm kiềm chế sự vươn dậy của cường quốc châu Á này.

{keywords}
Giáo sư kinh tế Peter Navarro. (Ảnh: Bloomberg)

Tổng thống Trump đã đánh thuế vào hàng trăm tỷ đôla hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Không chỉ có vậy, để trợ giúp các doanh nghiệp và ngăn các nước hưởng lợi trong khi Mỹ chịu thiệt, ông đã đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), đồng thời khởi xướng đàm phán song phương với EU, Nhật và một số đồng minh.

Trong một bài viết trên tạp chí The Atlantic, tác giả Annie Lowrey chỉ ra Peter Navarro nằm trong số các tướng lĩnh quan trọng nhất của Tổng thống Trump trong cuộc chiến thương mại. Ông là một giáo sư kinh tế, một cựu thành viên Dân chủ từng vài lần ứng cử vào các vị trí công quyền nhưng thất bại. Ông không nắm giữ vai trò chính thức nào trong các cuộc đàm phán thương mại, cũng không kiểm soát các đòn bẩy chính sách. Ông không có tên trong Nội các.

Theo Annie Lowrey, vị giáo sư 69 tuổi này và ông Trump có nhiều quan điểm chung. Hai người đều cho rằng Trung Quốc đã dành 2 thập niên qua để "xé toạc" nước Mỹ, rằng các chính sách thương mại quyết liệt sẽ hồi hương việc làm trong lĩnh vực sản xuất, và thâm hụt thương mại của Mỹ đang khiến nước này kiệt quệ, thậm chí hủy hoại an ninh quốc gia.

Nhiều quan chức cấp cao trong chính quyền Trump cũng nhất trí như vậy, trong số đó có Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer. Nhưng không ít người khác – trong đó có Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Larry Kudlow của Hội đồng Kinh tế quốc gia – lại không nghĩ thế. Và giữa tranh cãi đó, vai trò của Navarro là đưa các ý tưởng của Tổng thống vào thực tế, đảm bảo niềm tin của ông không bị suy yếu.

Tác giả Annie Lowrey mô tả Peter Navarro là "người điên" đằng sau cách tiếp cận "lý thuyết người điên" của ông Trump với chính sách kinh tế, từ đó làm cho cả kẻ thù và đồng minh tin Tổng thống Mỹ có thể và sẽ làm bất cứ điều gì để làm cho đất nước ông vĩ đại trở lại.

Navarro lớn lên ở Bờ Đông, vào Đại học Tufts theo diện học bổng, làm 3 năm cho Peace Corps ở Thái Lan, sau đó học Harvard lấy bằng Tiến sĩ kinh tế, đến Nam California giảng dạy. Vào cuối thập niên 1980, Navarro chạy đua vào một loạt vị trí - thị trưởng, thành viên hội đồng thành phố, đại diện Mỹ... nhưng bất thành.

Trong khi giảng dạy tại trường kinh doanh Đại học UC Irvine, Navarro còn tham gia bình luận trên truyền hình và mở một hãng có tên Platinum Capital Management. Ông viết một số cuốn sách về thị trường và làm giàu.

Mãi sau này Navarro mới quan tâm đến Trung Quốc, xuất phát từ thực tế các sinh viên theo học Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) ban đêm mất dần công việc họ làm vào ban ngày. Ông nghĩ sự cạnh tranh không công bằng từ bên kia Thái Bình Dương là một trong những nguyên nhân chính.

Navarro đã viết 3 cuốn sách cảnh báo về những hệ quả từ sự trỗi dậy của Trung Quốc cả về kinh tế và quân sự. Nổi bật là cuốn Death by China (Chết bởi Trung Quốc), với một loạt cáo buộc rằng Trung Quốc "đánh cắp" các nhà máy và việc làm của người Mỹ, mối quan hệ kinh tế Mỹ - Trung khiến Mỹ dễ bị tấn công hạt nhân, và các công ty Mỹ chịu tổn thất vì quá nhiều giám đốc điều hành của họ là người nước ngoài.

Nhưng các nhà kinh tế cả cánh tả lẫn cánh hữu  đều cho rằng quan điểm cơ bản của Navarro về thương mại đã lỗi thời, nhầm lẫn hoặc không đúng. Theo họ, không thể có cách nào để đưa công việc từ Trung Quốc về Mỹ vì chuỗi cung ứng của các công ty quá phức tạp. Chẳng hạn tất cả các xe hơi "sản xuất tại Mỹ" đều có các bộ phận nhập khẩu - từ Canada, Trung Quốc, Brazil, Mexio, Hàn Quốc.

Cả hai đảng ở Washington thì cho rằng tốt hơn là đối xử với Trung Quốc theo kiểu vừa là bạn vừa là thù chứ không phải đối thủ. Các hiệp định thương mại và cam kết ngoại giao sẽ cho phép Mỹ khuyến khích Bắc Kinh mở cửa thị trường và tự do hóa xã hội.

Chính sách trả thù của Navarro mang lại cho ông một số người bạn trong giới chuyên gia kinh tế ở Washington và châu Á. Nó cũng dọn đường cho ông bước vào chính quyền, nơi ông tìm được vị sếp tổng đồng cảm với quan điểm của mình.

{keywords}
Ảnh: Supply Chain 24/7

Trong chiến dịch tranh cử, Navarro – cùng với Wilbur Ross – là kiến trúc sư trung tâm cho các chính sách thương mại của ông Trump, đưa ra tầm nhìn của ông về Trung Quốc và vạch ra các kế hoạch kiềm chế siêu cường đang lên này.

Khi nhậm chức, Tổng thống Trump thành lập Hội đồng Thương mại Quốc gia và chỉ định Navarro đứng đầu. Có tin cơ quan này tạo ra thế cân bằng với Hội đồng Kinh tế quốc gia, thậm chí là Hội đồng An ninh quốc gia. Gary Mnuchin và Gary Cohn của Goldman Sachs cũng tham gia, và chính quyền ngay lập tức sa vào các cuộc chiến luẩn quẩn về chính sách thương mại.

Trong một thời gian, những chú bồ câu chiến thắng. Cohn chơi phòng thủ trước các động thái quyết liệt nhất của Navarro, trong đó có 3 lần thuyết phục Trump rút khỏi NAFTA. Chánh văn phòng John Kelly rốt cuộc vẫn gạt được Navarro ra rìa: Hội đồng Thương mại quốc gia bị loại bỏ, và Navarro được đặt dưới sự giám sát của Cohn.

Nhưng phe diều hâu lại chiếm lợi thế. Mặc dù Navarro ở ngoài rìa nhưng ông có tiếng là thường đi lòng vòng quanh Nhà Trắng nhiều giờ liền chỉ để gặp được và thuyết phục Tổng thống. Cuối cùng, Peter Navarro lại được trọng dụng. Cohn ra đi. Và vị Tổng tư lệnh Mỹ bước vào cuộc chiến thương mại.

Thanh Hảo

'Chiến tranh thương mại' leo thang, TQ hối hả tìm đồng minh

'Chiến tranh thương mại' leo thang, TQ hối hả tìm đồng minh

Trung Quốc đang cố lôi kéo phần còn lại của thế giới để ủng hộ nước này về mặt chính trị trong cuộc xung đột thương mại với Mỹ.

TQ “xuống thang” cuộc chiến thương mại với Mỹ?

TQ “xuống thang” cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Trung Quốc cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu và mở cửa nền kinh tế trong bối cảnh nước này đang đối mặt với chỉ trích về thương mại “không công bằng”.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sắp kết thúc?

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sắp kết thúc?

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump được tin đang có động thái nhằm sớm chấm dứt cuộc chiến thương mại đang leo thang với Trung Quốc.

Hé lộ tác động cực mạnh từ cuộc chiến thương mại Mỹ-TQ

Hé lộ tác động cực mạnh từ cuộc chiến thương mại Mỹ-TQ

Nhiều công ty Mỹ cân nhắc chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc, theo kết quả một cuộc khảo sát mới đây.

Mỹ-Trung đấu thương mại, ai 'đứng giữa hai làn đạn'?

Mỹ-Trung đấu thương mại, ai 'đứng giữa hai làn đạn'?

Panama là một trong những quốc gia hiện bị mắc kẹt giữa cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc-Mỹ và buộc phải tìm cách hài hòa giữa hai quốc gia này.