Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã gây chú ý khi tuyên bố đang nắm trong tay 100.000 tài liệu hạt nhân bí mật của Iran, lấy từ một tổ hợp ở phía nam Tehran.

Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei liên tục phủ nhận thông tin trên, đồng thời khẳng định "nước Cộng hòa Hồi giáo chưa từng theo đuổi vũ khí hạt nhân". Tuy nhiên, ông Netanyahu tự tin tuyên bố "Iran lừa dối".

{keywords}
Ông Trump đối mặt lựa chọn nguy hiểm về Iran, Syria

Theo tạp chí The Hill, phe ủng hộ Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA, được ký giữa Iran và nhóm P5+1 gồm Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Mỹ và Đức) lập luận rằng, không có gì trong tuyên bố của Thủ tướng Israel cho thấy Tehran đang vi phạm thỏa thuận hạt nhân. Họ thậm chí còn cho rằng điều đó càng cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì JCPOA.

Ngay sau tuyên bố của Thủ tướng Israel, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) tái khẳng định "không có dấu hiệu đáng tin cậy nào về các hoạt động ở Iran liên quan đến phát triển một thiết bị nổ hạt nhân sau năm 2009".

Những người phản đối JCPOA thì cho rằng, việc Iran không công bố các khía cạnh quân sự có thể trong chương trình hạt nhân (Dự án Amad) năm 2015 là bằng chứng cho thấy nước này không tuân thủ thỏa thuận.

Về tính xác thực của các cáo buộc mà Thủ tướng Netanyahu đưa ra, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói: "Tôi đã trực tiếp xem nhiều hồ sơ của Iran. Các quan chức tình báo và không phổ biến hạt nhân của chúng tôi đã phân tích hàng chục nghìn trang, dịch chúng từ tiếng Ba Tư. Chúng tôi đánh giá những tài liệu chúng tôi đã xem là xác thực".

Ông Pompeo nói thêm rằng "thỏa thuận không được xây dựng trên nền tảng tin tưởng hoặc minh bạch mà dựa trên những lời dối trá của Iran".

Tuyên bố của ông Netanyahu đưa ra giữa lúc có những tham vấn và ngoại giao phút chót trước thời hạn 12/5 mà Tổng thống Donald Trump phải đưa ra quyết định nên gia hạn miễn trừ cấm vận kinh tế với Iran hay rút khỏi JCPOA.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hiện đang cố cứu thỏa thuận hạt nhân Iran bằng cách xây dựng một thỏa thuận toàn diện hơn mà không cần từ bỏ JCPOA - hướng giải quyết được Thủ tướng Đức Angela Merkel ủng hộ. Tuy nhiên, dù có quan hệ cá nhân thân thiết với nhà lãnh đạo Pháp, ông Trump dường như vẫn quyết tâm rút khỏi JCPOA.

Một quyết định như vậy của ông Trump sẽ làm hài lòng Thủ tướng Israel - người hiện cũng đang phản đối sự hiện diện quân sự ngày càng lớn của Iran ở Syria. Tháng trước, có tin Israel đã tấn công căn cứ không quân T4 ở tỉnh Homs của Syria, nhằm vào các hệ thống phòng không tân tiến và giết chết một số binh sĩ thuộc Lực lượng Vệ binh cách mạng Iran tại đó.

Chính quyền ông Trump ủng hộ Israel trong chiến đấu chống "các hoạt động gây bất ổn của Iran" trong khu vực. Trong chuyến thăm tới Israel, ông Pompeo khẳng định "Mỹ luôn sát cánh với Israel trong cuộc chiến này, và chúng tôi mạnh mẽ ủng hộ quyền tự vệ của Israel".

Giữa bối cảnh căng thẳng leo thang như vậy, có nguy cơ xảy ra tính toán sai dẫn đến xung đột lan khắp khu vực.

Nhưng mới đây, Tổng thống Trump đã làm các cố vấn cấp cao ngạc nhiên khi bày tỏ mong muốn rút lính Mỹ khỏi Syria. Trước cuộc không kích gần đây của bộ ba Mỹ-Pháp-Anh vào các cơ sở hóa học của Syria, ông chủ Nhà Trắng đã phong tỏa 200 triệu USD tiền viện trợ nước ngoài và thông báo: "Chúng tôi sắp loại bỏ xong IS, chúng tôi sắp ra khỏi Syria. Giờ hãy để những người khác chăm lo vấn đề này".

Những tuyên bố như vậy khá gây lo lắng ở Israel. Yaakov Amidror, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Thủ tướng Netanyahu than phiền rằng "hậu quả [từ các tuyên bố của ông Trump] rất rõ ràng. Israel có thể thấy mình tự phải làm công việc quan trọng là kiềm chế Iran ở vùng Cận Đông".

Được biết, Thủ tướng Netanyahu đã có một cuộc điện đàm "căng thẳng" với Tổng thống Trump hồi tháng 4.

Trong khi đó, Thái tử Ảrập Xêút Mohammed bin Salman bày tỏ: "Tôi tin lính Mỹ sẽ ở lại ít nhất trong trung hạn, nếu không phải dài hạn". Nhưng Tổng thống Trump mới đây thẳng thắn: "Ảrập Xêút rất quan tâm đến quyết định của chúng tôi, và tôi nói: 'Các bạn biết đấy, các bạn muốn chúng tôi ở lại thì có thể các bạn sẽ phải trả tiền'".

Giữa những giằng co căng thẳng như vậy, chính quyền ông Donald Trump sẽ phải đưa ra một số quyết định khó khăn liên quan đến tương lai của JCPOA và Syria, và điều này tác động lớn đến Trung Đông trong thời gian trước mắt. Theo tạp chí The Hill, không có lựa chọn nào dễ dàng, tất cả chứa đựng đầy nguy cơ.

Thanh Hảo

Tỷ lệ tín nhiệm dành cho ông Trump tăng vọt

Tỷ lệ tín nhiệm dành cho ông Trump tăng vọt

Tỷ lệ ủng hộ dành cho Tổng thống Mỹ Donald Trump về cách thức ông xử lý vấn đề Triều Tiên tăng vọt giữa lúc lãnh đạo hai bên sắp có cuộc gặp lịch sử.

Ông Trump rút quân Mỹ khỏi Hàn Quốc trước khi gặp Kim Jong Un?

Ông Trump rút quân Mỹ khỏi Hàn Quốc trước khi gặp Kim Jong Un?

Tổng thống Donald Trump ra lệnh cho Lầu Năm góc chuẩn bị các phương án cắt giảm quân Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc, vài tuần trước cuộc gặp lịch sử dự kiến với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Cử chỉ 'thân thương' ông Trump dành cho Tổng thống Pháp

Cử chỉ 'thân thương' ông Trump dành cho Tổng thống Pháp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cử chỉ thân thiện bất ngờ dành cho người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron ngay trước mặt các quan chức hai nước và báo giới.

Ông Trump sẽ bàn gì trong cuộc gặp Kim Jong Un?

Ông Trump sẽ bàn gì trong cuộc gặp Kim Jong Un?

Giới phân tích nhận định có ít nhất 4 vấn đề then chốt được đem ra bàn luận tại cuộc gặp sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Tướng Nga 'tố' ý đồ thực sự của ông Trump ở Syria

Tướng Nga 'tố' ý đồ thực sự của ông Trump ở Syria

Phát ngôn viên quốc phòng của Tổng thống Vladimir Putin, Thiếu tướng Igor Konashenkov, tuyên bố Mỹ thực chất muốn tấn công các cơ sở quân sự của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.