Tên lửa Triều Tiên thử ngày 28/8 đã vỡ thành 3 mảnh khi đang bay và mới đạt quãng đường 2.700 km (dù tầm bắn là 4.000 km).

Tuy vậy, vụ thử vẫn là dấu mốc lớn trong tham vọng phát triển vũ khí của chính quyền Kim Jong Un 

{keywords}
Ảnh: KCNA

Theo 38 North, vụ thử tên lửa tầm trung có tên Hwasong-12 (KN-17) này nhắm tới 2 mục tiêu chính.

Thứ nhất, Kim Jong Un có thể muốn đáp trả phản ứng của cộng đồng quốc tế khi chọn đường bay của tên lửa qua Nhật Bản. 

Trước kia, Triều Tiên từng 2 lần phóng vệ tinh sử dụng đường bay qua lãnh thổ Nhật Bản. Nhưng Hwasong-12 là tên lửa đạn đạo đầu tiên theo đường bay này. Nếu Triều Tiên thấy Mỹ phản ứng nhẹ nhàng thì nước này có thể cảm thấy các vụ thử tương tự trong tương lai sẽ dễ được Mỹ và các đồng minh khu vực chấp nhận.

Thứ hai, đường bay được chọn qua Nhật Bản có thể là nhằm đánh giá năng lực và độ tin cậy của tên lửa trong các điều kiện hoạt động. Trước khi có thể triển khai Hwasong-12 và tên lửa liên lục địa Hwasong-14, các kỹ sư phải chứng minh được rằng chúng hoạt động tốt khi đạt khoảng cách tối đa.

Đến nay, hai tên lửa đã được Triều Tiên phóng theo đường bay dốc và đạt tới các cao độ, đảm bảo đầu đạn nổ giả đáp xuống biển, ngay gần Nhật Bản. Nhờ vậy, Triều Tiên rút ra được rất nhiều điều từ các vụ thử này.

Theo 38 North, hành trình của tên lửa Hwasong-12 ngày 28/8 kết thúc với đầu nổ giả đáp xuống Thái Bình Dương, cách địa điểm phóng 2.700km, chưa đạt tầm bắn tối đa.

Thanh Hảo