Panama là một trong những quốc gia hiện bị mắc kẹt giữa cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc-Mỹ và buộc phải tìm cách hài hòa giữa hai quốc gia này.

Mỹ chỉ huy dàn máy bay tấn công căn cứ Nga ở Syria?

Tại sao TQ đẩy mạnh vũ trang hạt nhân cho tàu ngầm?

Đâm chém kinh hoàng tại nhà trẻ Trung Quốc

Việc Panama bị mắc kẹt “giữa làn đạn” còn được thấy rõ khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm nước này trong tuần tước và mạnh mẽ chỉ trích hoạt động kinh tế của Trung Quốc tại đây. 

{keywords}
Tàu biển qua kênh đào Panama. Ảnh: Reuters

Đài BBC (Anh) cho biết Ngoại trưởng Pompeo đã gọi hành động của Trung Quốc là “lợi dụng”. Theo Ngoại trưởng Pompeo, hoạt động của các công ty Trung Quốc không đem lại nhiều lợi ích cho người dân Panama mà trên thực tế là trục lợi cho Bắc Kinh. Tất nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ nhận định của Ngoại trưởng Mỹ.

Trước tình thế này, Phó Tổng thống Panama Isabel de Saint Malo de Alvarado tuyên bố quốc gia này chào đón đầu tư trực tiếp từ cả Mỹ và nhiều nước khác, trong đó có Trung Quốc. Tuy nhiên, bà Isabel de Saint Malo de Alvarado cũng nhấn mạnh Panama sẽ “cẩn trọng” khi lựa chọn hợp đồng mới và hợp tác với các công ty.

Vụ việc này cho thấy phản ứng tiêu cực của Mỹ đối với Trung Quốc trên trường quốc tế sẽ gây tác động tới những quốc gia đang mắc kẹt ở giữa cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Panama luôn đóng vai trò quan trọng với Mỹ, cả về khía cạnh địa lý, thương mại và an ninh quốc gia. Mỹ lại là thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Panama. Trong khi đó, vài năm trở lại đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh quan hệ với quốc gia Mỹ Latinh. Năm 2017, 19 thỏa thuận hợp tác giữa Panama và Trung Quốc đã được ký kết trong đó có nghiên cứu tính khả thi của thỏa thuận thương mại tự do giữa hai quốc gia. 

{keywords}
Phó Tổng thống Panama Isabel de Saint Malo de Alvarado. Ảnh: NewsBeezer

Cuộc chiến tranh thương mại gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc đồng nghĩa với việc những quốc gia đứng ở giữa như Panama sẽ phải tìm hướng đi mới khéo léo hơn để cân bằng giữa hai nền kinh tế lớn này.

Điều này phần nào được phản ánh qua bình luận của Phó Tổng thống de Alvarado về “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc, vốn vấp phải cáo buộc gây “bẫy nợ” cho các quốc gia được hỗ trợ.

Bà de Alvarado nói với BBC: “Panama không phụ thuộc vào các công ty đến và hỗ trợ tài chính cho các dự án của chúng tôi. Nhưng một số quốc gia dễ tổn thương bởi nền kinh tế của họ còn yếu sẽ ở một tình thế khác vì chưa đảm bảo rằng các bước đi được cân nhắc theo lợi ích của chính họ”.

Theo TTXVN/ Baotintuc

Chiến tranh thương mại bùng nổ, ai là nạn nhân đầu tiên?

Chiến tranh thương mại bùng nổ, ai là nạn nhân đầu tiên?

Chính sách thuế từ Mỹ, Canada, Mexico và EU có thể sẽ gây tổn hại nặng nề quá mức cho WTO.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Con bài lợi hại của Bắc Kinh

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Con bài lợi hại của Bắc Kinh

Trung Quốc hiện nắm giữ hơn 1.000 tỷ USD trái phiếu của Mỹ và điều này thường được gọi là “phương án vũ khí hạt nhân” của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.

Rủi ro toàn cầu từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Rủi ro toàn cầu từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã lần đầu tiên hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sau hơn 2 năm.

Ai đắc lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Ai đắc lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Các đường nét chiến lược thương mại của Tổng thống Donald Trump đang dần lộ rõ. Nhiều đối tác thương mại của Mỹ phải đối mặt với những lời đe dọa rất kịch tính.

Liên tục ra đòn, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ‘sắp hết đạn’?

Liên tục ra đòn, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ‘sắp hết đạn’?

Hiện chưa rõ khi nào thì giới chức Mỹ và Trung Quốc sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại sau khi các cuộc đàm phán hồi tháng trước kết thúc mà không mang lại kết quả gì.