Sau vụ thử tên lửa chấn động của Triều Tiên tuần trước, Lầu Năm Góc đang nỗ lực tăng cường an ninh bằng cách bổ sung một số địa điểm ở Bờ Tây vào hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia.

Sớm 29/11, Triều Tiên phóng thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa mới (ICBM) được cho là có thể bắn tới mọi nơi trên đất Mỹ. Một số chuyên gia tin rằng Triều Tiên vẫn chưa làm chủ được công nghệ lắp vừa một đầu đạn hạt nhân vào ICBM, nhưng các nhà lập pháp Mỹ vẫn gấp rút tăng cường năng lực phòng thủ tên lửa cho đất nước mình.

{keywords}
Mỹ có một số cơ sở THAAD nhưng hệ thống này không chuyên về diệt ICBM. (Ảnh: Reuters)

Mỹ hiện đang được bảo vệ bởi một hệ thống có tên gọi GMD (Phòng thủ Giai đoạn giữa từ Mặt đất). Các ICBM được phóng vào không gian rồi nhả đầu đạn ra. Đầu đạn sau đó rơi xuống Trái đất, tái nhập khí quyển trên đường hướng tới mục tiêu cần tiêu diệt. Hệ thống GMD phóng các tên lửa đánh chặn từ California hoặc Alaska để phá hủy đầu đạn sau khi nó rời khỏi ICBM.

Bắn hạ một tên lửa đạn đạo thường được ví với việc dùng một viên đạn bắn một viên đạn.

"Phụ thuộc vào đường đạn, chúng ta không nên cho rằng mình có thể, với bất kỳ sự tin cậy nào, đánh chặn các mục tiêu đầu đạn ICBM", Vipin Narang, một chuyên gia hạt nhân tại MIT, bình luận với tạp chí Vox.

Theo Washington Post, hệ thống GMD lần đầu hoạt động năm 2004 và đã thất bại 6 lần trong tổng cộng 10 lần thử nghiệm với đầu đạn giả sau khi lắp đặt. Hồi tháng 5, hệ thống này thành công trong vụ thử phòng thủ đầu tiên trong một cú tấn công ICBM mô phỏng. 

Nghị sĩ Mike Rogers của bang Alabama tiết lộ với hãng tin Reuters rằng, Cục Phòng thủ Tên lửa (MDA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đang định bổ sung phòng thủ ở Bờ Tây. Ông Rogers là thành viên Ủy ban Quân vụ Hạ viện và giữ chức Chủ tịch Tiểu ban Các lực lượng Chiến lược chuyên trách phòng thủ tên lửa. 

"Chỉ là vấn đề địa điểm, và MDA đưa ra khuyến nghị địa điểm nào đáp ứng tiêu chí, không chỉ về vị trí mà còn về tác động môi trường", ông Rogers nói thêm. Cũng theo nghị sĩ này, các địa điểm đang được xem xét để lắp các tên lửa của Hệ thống Phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo cho các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. 

MDA đã có một số địa điểm THAAD đang hoạt động nhưng chúng được giữ bí mật. Mỹ còn có các cơ sở THAAD ở Hàn Quốc và Guam nhưng THAAD không phải thiết kế chỉ để phòng thủ trước các ICBM.

Mỹ đã triển khai nhiều hệ thống phòng thủ Aegis trên các tàu khu trục của Hải quân nhưng chúng cũng không được thiết kế chuyên biệt để tiêu diệt các ICBM. 

Thanh Hảo

Thế giới 7 ngày: Triều Tiên phóng 'quái vật' mạnh nhất đe dọa Mỹ

Thế giới 7 ngày: Triều Tiên phóng 'quái vật' mạnh nhất đe dọa Mỹ

Tuần qua có rất nhiều sự kiện xảy ra trên thế giới, nổi bật là việc Triều Tiên phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa được cho là có tầm bắn tới bất kỳ nơi nào trên đất Mỹ.

Triều Tiên bóng gió một vụ thử khác đáng sợ hơn

Triều Tiên bóng gió một vụ thử khác đáng sợ hơn

Triều Tiên mới đây thử thành công tên lửa đạn đạo với tầm bắn được cho là tới mọi nơi trên đất Mỹ. Song nước này từng bóng gió một vụ thử vũ khí "khủng khiếp hơn nhiều.

Giải mã tốc độ Triều Tiên phóng tên lửa nhanh bất thường

Giải mã tốc độ Triều Tiên phóng tên lửa nhanh bất thường

Vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất của Triều Tiên chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ.

Điểm đáng nghi của tên lửa Triều Tiên mới phóng

Điểm đáng nghi của tên lửa Triều Tiên mới phóng

Triều Tiên đã trở thành chủ đề nóng sau vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) sớm ngày 29/11, bởi uy lực vũ khí được thử đã khiến cả thế giới bất ngờ.

Cận cảnh tên lửa 'mạnh nhất' Triều Tiên vừa phóng

Cận cảnh tên lửa 'mạnh nhất' Triều Tiên vừa phóng

Báo chí Triều Tiên đã công bố hình ảnh về tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-15, loại tên lửa mà nước này phóng thành công sáng 29/11.