Sau khi Mỹ và Hàn Quốc thảo luận về việc đặt tên lửa đánh chặn tại Seoul, Trung Quốc đã có phản ứng kịch liệt, nói rằng việc này đe dọa quan hệ Trung – Hàn.

Tờ National Interest cho rằng, quan điểm của Bắc Kinh cho thấy lãnh đạo Trung Quốc đang lo ngại ở cấp độ chiến lược đối với hệ thống tên lửa đánh chặn tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ, và coi đây là một phần trong chiến lược rộng hơn của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc.

{keywords}
Hệ thống đánh chặn tên lửa tầm cao giai đoạn cuối của Mỹ (THAAD)

THAAD là hệ thống tiêu diệt các tên lửa đạn đạo từ tầm ngắn cho tới tầm trung trong chặng bay cuối. Điều này có nghĩa là hệ thống không thể đánh chặn các tên lửa trong quá trình đẩy hoặc giữa chặng bay.

Do đó, THAAD đặt ở Hàn Quốc không thể đánh chặn các tên lửa của Trung Quốc nhằm thẳng tới Mỹ. Radar X-band thuộc hệ thống này cũng chủ yếu nhằm đánh chặn các tên lửa xuất phát từ Triều Tiên, chứ không phải từ Trung Quốc.

Thực chất, THAAD sẽ hoàn thiện hệ thống Patriot hiện có tại Hàn Quốc, bằng cách bổ sung thêm một lớp bảo vệ nữa, và củng cố khả năng đánh chặn Triều Tiên bằng cách khiến đối phương mơ hồ hơn về tiềm lực và mức độ phức tạp trong tính toán an ninh.

Bắc Kinh hiểu rõ điều này, vậy tại sao còn phản đối dữ dội THAAD?

Trước tiên, Trung Quốc cho rằng, Mỹ quyết tâm duy trì vị thế siêu cường đứng đầu toàn cầu, và không sẵn lòng để cho Trung Quốc đứng ở vị trí thích đáng trong trật tự thế giới.

Bắc Kinh thấy đằng sau việc triển khai THAAD tới Hàn Quốc là động cơ của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc bằng một mạng lưới phòng thủ tên lửa khu vực và tăng cường hợp tác an ninh giữa Mỹ - Nhật – Hàn.

Trung Quốc đặt câu hỏi tại sao Mỹ và Hàn Quốc lại muốn triển khai THAAD, một hệ thống đắt đỏ chỉ để đánh chặn các tên lửa ở tầm cao 40-150km, trong khi mỗi khẩu đội THAAD đã lên tới 827,6 triệu USD.

Trung Quốc cho rằng, bố trí lực lượng này là thiếu thận trọng và quá tốn kém, chẳng khác gì ‘giết gà bằng dao mổ trâu’, trong khi Seoul quá gần biên giới Triều Tiên.

Một cựu Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc cũng từng lưu ý, nếu muốn đánh bom hạt nhân Seoul, Triều Tiên chỉ cần chất bom lên máy bay, hoặc thậm chí là máy bay không người lái, nếu như công nghệ đủ tốt.

Triều Tiên chẳng cần tới tên lửa để thả bom hạt nhân sang Hàn Quốc, còn Washington và Seoul có đủ mọi lý do để triển khai vô số hệ thống để bảo vệ người dân khỏi những mối đe dọa từ Triều Tiên.

Trung Quốc lo ngại rằng, THAAD có thể hợp nhất hệ thống phòng thủ trên bán đảo Triều Tiên với các cảm biến của Mỹ và Nhật Bản ở khu vực Đông Bắc Á.

Washington và Seoul coi việc Bắc Kinh phản đối THAAD là nỗ lực tạo tiền lệ, nhằm gây ảnh hưởng lên quyết định quốc phòng của Hàn Quốc. Bắc Kinh lại thấy Mỹ đặt tiền lệ cho hợp tác quân sự Mỹ - Nhật – Hàn với mục tiêu lớn hơn, nhằm tạo nên liên minh chân vạc nhằm kiềm tỏa Trung Quốc.

Trong chiến tranh liên Triều, Trung Quốc hy sinh nửa triệu binh sĩ để ngăn Triều Tiên không rơi vào quỹ đạo của Mỹ. Trung Quốc có thể coi sự nổi lên của một liên minh quân sự hợp nhất, bao gồm cả Hàn Quốc, là một bước lùi lớn về mặt chiến lược.

Trung Quốc cũng sợ THAAD là một bước trong kế hoạch của Mỹ nhằm bao vây Trung Quốc, bằng một loạt hệ thống phòng thủ tên lửa.

Trung Quốc hiểu rằng sau nhiều thập kỷ đối nghịch về ý thức hệ, Richard Nixon và Henry Kissinger đã bất ngờ mở cửa với Bắc Kinh, để chấm dứt cuộc chiến ở Việt Nam, kiềm chế Liên Xô, và sau đó lại coi Trung Quốc như đối thủ cạnh tranh.

Bắc Kinh chẳng tin gì Washington hoặc các tuyên bố thiện chí của họ, mà lo rằng mạng lưới phòng thủ tên lửa khu vực ở châu Á là nhằm thẳng vào phía Trung Quốc.

Việc Bắc Kinh lo ngại là dễ hiểu, nhưng sự thật là chính sách của Trung Quốc đối với Triều Tiên đã đưa Hàn Quốc tiến gần hơn tới hệ thống THAAD của Mỹ.

Lê Thu

TQ căng thẳng khi Mỹ đưa tên lửa đến Hàn Quốc

Bắc Kinh đã bày tỏ căng thẳng về khả năng Mỹ triển khai một hệ thống tên lửa tại Hàn Quốc.

Trung, Hàn lục đục vì hệ thống tên lửa Mỹ

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hôm qua triệu tập Đại sứ Trung Quốc Chu Guo, để phản đối phát biểu của ông này về việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Hàn Quốc.

Tên lửa Triều Tiên đe dọa Mỹ tới mức nào?

Hôm 7/2, Triều Tiên tuyên bố phóng tên lửa tầm xa mang vệ tinh vào vũ trụ.