Dữ liệu thống kê uy tín tại nhiều quốc gia cho thấy, 10-30% các vụ tai nạn xảy ra do tài xế buồn ngủ.

Không tài xế nào có thể mạnh miệng khẳng định bản thân tỉnh táo trong mọi trường hợp khi lái xe. Tại Mỹ từng làm thăm dò quy mô lớn cho thấy, 60% tài xế, tương đương 168 triệu người cho biết đã từng lái xe trong trạng thái buồn ngủ trong vòng 1 năm qua, 37% đã ngủ gật trên vô lăng. Trong đó 4%, tương đương 11 triệu tài xế thừa nhận đã gây tai nạn hoặc va chạm vì ngủ gật khi lái xe.

Cục Quản lý an toàn giao thông đường bộ của Mỹ thống kê, có khoảng 100.000 vụ tai nạn, hơn 1,5 triệu người chết, 71.000 người bị thương được cảnh sát giao thông báo cáo mỗi năm có nguyên nhân do tài xế mệt mỏi, buồn ngủ.

{keywords}
10-30% các vụ tai nạn giao thông do tài xế buồn ngủ


Tuy nhiên cơ quan chức năng cho rằng đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, vì rất khó để thống kê đầy đủ các vụ tai nạn xảy ra do buồn ngủ.

Thiếu ngủ sẽ khiến tài xế mất tập trung, nguy cơ cao xảy ra tai nạn. Hầu hết các vụ tai nạn do tài xế thiếu ngủ thường xảy ra vào thời điểm nửa đêm đến 2h; 4-6h và khung giờ 14-16h.

Nghiên cứu mới nhất tại Úc cho thấy, nếu tài xế lái xe liên tục 18 giờ cũng giống như lái xe trong tình trạng có 50mg cồn/100 ml máu, nếu tăng lên 24 giờ, tương đương với lái xe trong tình trạng say xỉn ở mức 100mg/100ml máu. Nguy hiểm hơn, rất nhiều trường hợp không nhận ra mình đã kiệt sức đến mức nào để kịp dừng lại chợp mắt.

Dưới đây là 10 mẹo cực hữu ích giúp bạn tỉnh táo hơn khi lái xe trong tình trạng thiếu ngủ:

1. Uống đồ uống chứa caffeine với lượng 75mg, tương đương với 1 tách cafe có thể làm tăng đáng kể sự tập trung. Nếu không thích cafe, bạn có thể thay thế bằng một tách trà xanh.

2. Hãy tranh thủ chợp mắt 20-30 phút buổi trưa nếu như buổi tối hôm trước không ngủ đủ giấc. Đừng đánh giá thấp lợi ích giấc ngủ trưa, các nghiên cứu chỉ ra các giấc ngủ ngắn giúp tăng sự tỉnh táo ngắn hạn, cải thiện tâm trạng và làm tăng hiệu suất làm việc. 

Bạn chỉ cần chắc chắn đậu xe tại một vị trí an toàn để có thể chợp mắt ngay trong xe.

3. Cần có thêm bạn đồng hành biết lái xe, nhất là trong những trường hợp lái xe đường dài để khi mệt mỏi có thể đổi lái.

4. Có thể đi nhanh hơn một chút để đến điểm đích sớm nhưng không nên vượt quá tốc độ an toàn được khuyến cáo.

5. Hãy lập kế hoạch di chuyển một cách khôn ngoan. Nghiên cứu trên nhiều tài xế xe tải cho thấy, khoảng thời gian dễ gây tai nạn gấp 8 lần bình thường rơi vào thời điểm nửa đêm đến 6h sáng hôm sau.

6. Nhai kẹo cao su khi lái xe đường dài sẽ giúp cho miệng vận động thường xuyên, tránh ngáp ngủ. Tuy nhiên lưu ý nhỏ là nên dùng loại không đường.

{keywords}
Nhai kẹo cao su là mẹo đơn giản giúp bạn tỉnh táo khi lái xe


7. Nên bật các bản nhạc có nhịp độ nhanh, sôi động, tránh các bản nhạc nhẹ nhàng vì làm vậy không khác gì ru ngủ bạn trên xe.

8. Khi cảm thấy buồn ngủ, có thể hạ bớt kính để gió lùa vào mặt, giúp bạn vượt qua các cơn buồn ngủ.

9. Nghỉ nhiều chặng trong hành trình dài, hãy cố gắng để cơ thể được ra khỏi xe và vận động 2 giờ/lần. Điều này giúp cho máu được lưu thông tốt hơn, bạn sẽ tỉnh táo hơn để tiếp tục chặng đường còn lại.

10. Tránh dùng các loại thuốc có tác dụng buồn ngủ. Nếu thực sự cần, có thể uống sau khi đã đến nơi an toàn.

Minh Anh (Theo Drowsydriving, Carbuzz)

Gặp nữ bác sĩ ru trẻ ngủ bằng chiếc khăn hút hàng triệu người khắp thế giới

Gặp nữ bác sĩ ru trẻ ngủ bằng chiếc khăn hút hàng triệu người khắp thế giới

BS Én cho biết, phương pháp tạo ổ cho trẻ được áp dụng thường quy tại nhiều bệnh viện trong cả nước, tạo cho em bé cảm giác như vẫn đang ở trong bụng mẹ.

18 triệu người khắp thế giới tròn mắt xem y tá Việt ru bé ngủ bằng 1 chiếc khăn

18 triệu người khắp thế giới tròn mắt xem y tá Việt ru bé ngủ bằng 1 chiếc khăn

Bà mẹ trẻ chia sẻ clip nữ y tá tại Thái Bình hướng dẫn cách ru bé ngủ trong một nốt nhạc chỉ bằng một chiếc chăn, khăn nhỏ.

Vừa ngủ dậy, nam thanh niên hốt hoảng phát hiện ‘súng’ bị gãy

Vừa ngủ dậy, nam thanh niên hốt hoảng phát hiện ‘súng’ bị gãy

Vừa mở mắt, nam thanh niên 21 tuổi phát hiện dương vật bỗng nhiên bầm tím, sưng đau.

Hà Nội: Người phụ nữ đột quỵ do nằm ngủ điều hoà không đúng cách

Hà Nội: Người phụ nữ đột quỵ do nằm ngủ điều hoà không đúng cách

Bà H. vẫn đang khoẻ bình thường nhưng khi vừa bước ra khỏi phòng điều hoà, đột ngột ngã quỵ.

Cụ bà ngủ ngồi khi hút 2 gói thuốc lá mỗi ngày

Cụ bà ngủ ngồi khi hút 2 gói thuốc lá mỗi ngày

Khối bướu to chèn ép ở cổ, bà Loan bị khàn tiếng, tay chân run và khó thở khi ngủ làm người này phải ngủ ngồi suốt 2 năm.

Ngủ như thế nào để trẻ lâu?

Ngủ như thế nào để trẻ lâu?

Ngủ đủ thời gian từ 7-9 giờ mỗi ngày giúp cơ thể nhanh chóng tái tạo năng lượng hoạt động và phục hồi sức khỏe.