- Muốn con nhanh khỏi thuỷ đậu, bà mẹ trẻ liền lấy lá thuốc nam cho bé tắm. Hậu quả, bé bị tróc lở, phổng rộp toàn thân do nhiễm độc.

BS Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương cho biết, bé Nguyễn Trung Đức (4 tháng, Phúc Thọ, Hà Nội) chuyển đến viện trong tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc da rất nặng.

Toàn thân bé lở loét, các nốt phát ban đã chảy nước, bốc mùi hôi tanh. Cháu bé không thể bú mẹ do tổn thương vùng miệng, khóc liên tục.

{keywords}
Toàn thân bé lở loét, phồng rộp vì nhiễm độc do tắm thuốc nam

Sau nhập viện, bé được điều trị trong phòng cách ly vô trùng. Hàng ngày, bé được tiêm kháng sinh, vệ sinh da bằng nước muối sinh lý ấm, bôi thuốc chống nhiễm khuẩn và làm lành tổn thương. Chỉ một ngày sau, các tổn thương trên da của bé đã bắt đầu se lại.

Đến nay, sau 5 ngày nhập viện, vết thương toàn thân của trẻ đã khô và bắt đầu bong vảy. Bé bú tốt, ngủ ngoan.

Mẹ cháu bé cho biết, cách đó 4 hôm, khi thấy trên người con xuất hiện các nốt phỏng thủy đậu, muốn con nhanh khỏi chị đã lấy lá thuốc nam nấu nước tắm cho con. Chị không ngờ sau khi tắm, các nốt phỏng càng phồng rộp, lở loét và chảy nước.

BS Hải cho biết, hiện vẫn còn rất nhiều người dân, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa giữ thói quen dùng các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc để tự chữa bệnh ngoài da cho trẻ, gây nên tình trạng nhiễm độc da.

“Như trường hợp bé Đức, bé chỉ bị thủy đậu, là một bệnh nhiễm virus gây tổn thương da mức độ vừa phải, thậm chí không cần uống thuốc, chỉ cần giữ vệ sinh da, không làm vỡ trợt các nốt phỏng, bôi thuốc là bệnh có thể khỏi sau vài ngày. Nhưng vì tắm lá không rõ nguồn gốc, trẻ nhiễm độc da toàn thân gây nguy cơ nhiễm khuẩn rất nguy hiểm”, BS Hải nói.

Với thuỷ đậu, BS Hải khuyến cáo không nên kiêng tắm, mà cần tắm rửa sạch sẽ, bôi sát trùng. Lưu ý khi tắm dùng khăn xô mềm lau người nhẹ nhàng cho trẻ nhưng tuyệt đối không được làm vỡ mụn vì lớp da mới chưa đầy đủ chức năng ngăn chặn nhiễm khuẩn.

Đừng chủ quan: Có thể mất mạng vì thuỷ đậu

Đừng chủ quan: Có thể mất mạng vì thuỷ đậu

Một số trường hợp thủy đậu gây biến chứng, thậm chí tử vong. Người lớn mắc bệnh thủy đậu dễ bị biến chứng, có tỉ lệ tử vong cao hơn trẻ em.

Miền Bắc vào xuân, trẻ nhỏ liên tiếp "dính" thuỷ đậu

Miền Bắc vào xuân, trẻ nhỏ liên tiếp "dính" thuỷ đậu

Sau Tết, số lượng trẻ đến khám vì thuỷ đậu tăng cao tại các Bệnh viện ở Hà Nội. Nhiều gia đình mất ăn mất ngủ vì lo chữa thủy đậu cho con.

Ung thư vú độ 2 thành … giai đoạn cuối vì đắp lá

Ung thư vú độ 2 thành … giai đoạn cuối vì đắp lá

Bà Nguyễn Thị C. 52 tuổi ở Sơn Tây, Hà Nội nhập viện trong tình trạng ngực bên phải sưng phồng, lở loét, nhiều chỗ máu và mủ dính bết thành những vệt dài.

Lá đu đủ có thể ngừa một số loại ung thư

Lá đu đủ có thể ngừa một số loại ung thư

Quả đu đủ được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên ít người biết về giá trị chữa bệnh của lá đu đủ.

Bài thuốc gia truyền hơn trăm loại lá trị bệnh vảy nến

Bài thuốc gia truyền hơn trăm loại lá trị bệnh vảy nến

Bài thuốc gia truyền làm nên danh tiếng cho gia đình bà Trỉ chính là bài thuốc trị bệnh sâu quảng, xên xương, vẩy nến.

Minh Anh