Nước chiếm tới 70% trọng lượng cơ thể con người nên khi cơ thể thiếu nước, bạn sẽ thấy đau đầu, mệt mỏi, phản ứng chậm, thậm chí nếu cơ thể mất tới 20% lượng nước dễ dẫn tới tử vong.

Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước, bạn có thể bị ngộ độc nước, lượng nước dư thừa có thể gây phù hoặc sưng não, nhất là chức năng hô hấp và kiểm soát cơ bắp.

Thấy khát thì cơ thể đã thiếu nước

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh (BV Đa khoa Medlatec, nguyên Trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: Uống nước là một việc làm đơn giản hàng ngày nhưng uống đúng, uống đủ và uống như thế nào là vấn đề rất quan trọng.

{keywords}

Vai trò quan trọng của nước đối với cơ thể

Nhiều người thiếu thông tin về uống nước như thế nào là đúng và tốt cho sức khỏe. Thói quen không đúng đầu tiên là chờ khi nào có cảm giác khát mới uống nhưng theo các chuyên gia, khi bạn cảm thấy khát, nghĩa là cơ thể đã thiếu nước.

Trung bình trong một ngày, cơ thể cần uống từ 2-2,5 lít nước để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu. Nếu uống nước không đủ, cơ thể sẽ mỏi mệt, trí nhớ giảm, phản xạ kém, năng suất lao động giảm; dễ gây ra tai nạn trong lao động; nặng hơn có thể bị trụy mạch, rối loạn tim mạch, huyết áp, thậm chí tử vong.

Thực tế cho thấy, đối với cơ thể nước còn quan trọng hơn cả chất đạm, chất béo, chất đường, vitamin và chất khoáng. Nếu một người không ăn gì cả, chỉ uống nước có thể sống được một tháng, nhưng nếu không uống nước chỉ sống chưa tới một tuần.

Đối với những người bị tiêu chảy, ói mửa, sốt cao, xuất huyết… bị mất nước phải được bù nước kịp thời. Đặc biệt, vào mùa hè tình trạng mất nước của cơ thể sẽ khiến bạn bứt rứt không yên, da khô, kém ăn, tay chân tê dại, thở nhanh, tim đập nhanh, thân nhiệt tăng cao, ở trẻ em có thể dẫn đến co giật; khi bị mất nước đến một độ nhất định có thể gây tử vong.

Tại miền Bắc, những ngày qua nắng nóng đỉnh điểm đã khiến số lượng bệnh nhi đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương tăng 10-15%. Trẻ em là nhóm đối tượng dễ chịu tác động của nắng nóng nhất.

Cơ thể trẻ thường mất nước do trẻ hoạt động thể lực liên tục, lượng dịch thoát ra qua mồ hôi và nước tiểu lớn hơn lượng dịch uống vào. Trong khi đó, mất nước ở mức độ nhỏ, kể cả chỉ tương đương 2% cân nặng cũng có thể ảnh hưởng xấu tới trẻ.

Thiếu nước không tốt cho sức khỏe nhưng ngược lại, thừa nước cũng gây nguy hiểm không kém. Nhiều người khi khát đã uống quá nhiều nước một lúc, dẫn đến tình trạng ngộ độc nước, choáng ngất, đặc biệt là khi chơi thể thao xong. Uống quá nhiều nước gây tụt huyết áp, gây áp lực lên tim, thận.

Lượng nước dư thừa còn có thể gây phù hoặc sưng não, nhất là chức năng hô hấp và kiểm soát cơ bắp. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, ở người cao huyết áp, nếu ăn nhiều muối, uống nhiều nước thì huyết áp càng có nguy cơ tăng cao.

Đối với người bình thường, nếu uống nước mà vẫn cứ khát mãi và đi tiểu nhiều bất thường thì cần đến bác sĩ thăm khám vì có nguy cơ bị đái tháo đường, đái tháo nhạt hoặc một số bệnh lý khác.

Uống đúng, uống đủ

{keywords}

Trung bình người bình thường là từ 2-2,5 lít nước chia thành nhiều lần, trong đó lượng nước ăn hàng ngày như canh, súp, rau quả khoảng 1 lít. Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, uống đúng là uống rải đều trong ngày ngay khi chưa có cảm giác khát, đặc biệt là những người lao động nặng, vận động viên…

Hiện nay, thói quen của nhiều người là uống bất kỳ loại nước nào và không biết cách lựa chọn. Nhiều nơi ở vùng nông thôn còn uống nước mưa hoặc bất kỳ loại nước nào thích. Trong khi đó, quá lạm dụng nước ngọt và nước có gas lại đặc biệt không tốt cho trẻ em… Nó sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa của cơ thể, gây nguy cơ thừa cân béo phì và các rối loạn chuyển hóa khác.

Thói quen uống nước khoa học là không uống quá nhiều nước cùng lúc. Nên uống từng ngụm nhỏ, uống trước khi khát. Uống nước một cách hợp lý giúp cơ thể chúng ta đào thải các chất độc trong quá trình chuyển hóa, giảm quá trình oxy hóa giúp cơ thể chúng ta khỏe khoắn, tươi tắn.

Nước chiếm tới 70% trọng lượng của cơ thể, mang chất dinh dưỡng và hormone đi khắp cơ thể, điều hòa thân nhiệt, đệm khớp và bôi trơn giác mạc. Do đó, theo chuyên gia dinh dưỡng, BS Nguyễn Trọng An, sau khi ngủ dậy, nên uống khoảng 200-300ml nước lọc là rất tốt.

Một ly nước ngay khi thức dậy tốt cho sức khỏe, tốt nhất là khi chưa ăn gì, sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, thanh lọc cơ thể, làm sạch đường tiêu hóa. Uống từng ngụm nhỏ, không nên uống nước quá nhanh và nhiều cùng một lúc dễ bị tụt huyết áp, phù nề não dẫn tới đau đầu, buồn nôn và sặc nước.

Nên uống nước đun sôi để nguội, mùa đông nên pha nước ấm. Nước đun sôi để nguội khoảng 20 -25oC là lựa chọn tốt nhất, bởi trong đó chứa nhiều hoạt tính sinh học sẽ thẩm thấu qua màng tế bào, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.

BS Nguyễn Trọng An cũng khuyến cáo, mùa hè trẻ em thường hay bị thiếu nước do chạy nhảy nhiều, mồ hôi ra làm cơ thể thiếu nước nhưng chúng lại thường chỉ khi khát mới biết uống nước. Bố mẹ nên chú ý bổ sung nước cho trẻ, tránh con bị ốm, nhập viện và mắc các bệnh khác do cơ thể mất nước.

Thực tế khi mất nước, não bị teo lại theo đúng nghĩa đen. Trong nghiên cứu quan sát những người mất nước, sau 1-2 ngày mất nước, bạn không đi tiểu nữa, sau đó là bị khó nuốt, co thắt và buồn nôn. Cơ thể vẫn tồn tại nếu không ăn trong nhiều ngày và khi thiếu nước, việc ăn uống không còn được ưu tiên hàng đầu.
Cuối cùng nạn nhân bị mê sảng và suy giảm nghiêm trọng chức năng não. Trong nghiên cứu các bệnh nhân cao tuổi bị mê sảng thì nhiều người chỉ đơn giản là bị mất nước mãn tính. Sau khi bị mất nước kéo dài, máu ngừng chảy đến da, làm giảm sự mất nhiệt nhưng tăng nhiệt độ cơ thể, khiến da trở nên xám xịt. Sau 3-5 ngày mất nước, cơ thể ngừng hoạt động, kể cả não bộ.

Cách xử trí khi trẻ bị mất nước

Mùa hè, trẻ vận động nhiều, ra nhiều mồ hôi nên thường bị thiếu nước. Các bậc cha mẹ nên quan sát để thấy được các biểu hiện của mất nước ở trẻ như: Môi khô, khát nước, tiểu ít hoặc không tiểu, nước tiểu cô đặc, sẫm màu; quấy khóc, khó chịu, khóc không có nước mắt, ủ rũ, lờ đờ, mệt mỏi. Trường hợp nặng, trẻ có biểu hiện mắt trũng, thóp trũng, buồn nôn, nôn, lờ đờ hay hôn mê.

Nếu nghi ngờ bé bị thiếu nước, cần chuyển bé vào nơi thoáng mát, cho bé uống nước. Nếu bé không cảm thấy dễ chịu hơn thì cần tìm sự trợ giúp y tế. Đề phòng mất nước, cần cho trẻ uống đủ nước lọc, tránh các loại nước có cồn vì chúng càng làm gia tăng tình trạng mất nước. Khi hoạt động thể lực trong môi trường nóng bức, nên cho trẻ uống nước mát mỗi giờ.

Uống quá nhiều nước cũng nguy hiểm đến tính mạng

Uống quá nhiều nước cũng nguy hiểm đến tính mạng

Các chuyên gia tại Bệnh viện trường ĐH ở phía nam London đã đặt câu hỏi về vấn đề trên sau khi điều trị cho một phụ nữ 59 tuổi. Bệnh tình của người này trầm trọng hơn vì uống quá nhiều nước.

5 thời điểm nên tránh bổ sung nước

5 thời điểm nên tránh bổ sung nước

Nước là phần không thể thiếu của sự sống, tuy vậy cũng có những thời điểm bổ sung nước lại không tốt sức khỏe của bạn.

Đang uống nước, nam thanh niên đột ngột ngã quỵ

Đang uống nước, nam thanh niên đột ngột ngã quỵ

Đang uống nước cùng bạn bè, nam thanh niên đột ngột ngã quỵ, mất ý thức dù trước đó vẫn hoàn toàn khoẻ mạnh.

(Theo Gia đình & xã hội)