Các nhà khoa học cũng xác định được một số yếu tố nguy cơ, trong đó ngủ không đủ thời gian theo lịch sinh học được xác định là một nguy cơ gây bệnh tiểu đường.


{keywords}

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính trong đó cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin.

Thông thường, khi các loại tinh bột, chất đường và các chất dinh dưỡng khác được phân tách thành glucose và được máu chuyển đến các tế bào. Các tế bào sử dụng insulin - một chất nội tiết tố do tuyến tụy tiết ra giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng.

Nếu không đủ insulin hay insulin không được sử dụng đúng, glucose sẽ tăng lên trong máu và nước tiểu gây ra bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo các nhà khoa học, có thể là do mối quan hệ gia đình (nếu cha mẹ bị tiểu đường thì con của họ sẽ dễ bị tiểu đường hơn), lối sống (bao gồm chế độ ăn uống, luyện tập, thói quen sinh hoạt...)

{keywords}

Mất ngủ khiến bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng xác định được một số yếu tố, trong đó ngủ không đủ thời gian theo lịch sinh học được xác định là một nguy cơ gây bệnh tiểu đường.

Để khẳng định điều này, các nhà nghiên cứu của bệnh viện Brigham (Anh) đã thực hiện thử nghiệm trên 21 người khỏe mạnh. Mỗi người tham gia nghiên cứu được yêu cầu đi ngủ muộn và mỗi ngày chỉ ngủ 6h.

Sau 3 tuần, kết quả xét nghiệm máu cho thấy khả năng điều chỉnh nồng độ đường trong máu của những người này trở nên suy yếu. Đây chính là nguy cơ cao khiến họ có thể mắc bệnh tiểu đường.

Khi tiến hành xét nghiệm máu để đo nồng độ của các loại hormone bao gồm cả cortisol, insulin, các nhà khoa học thấy rằng giấc ngủ không đúng giờ làm giảm 32% số lượng insulin cơ thể tiết ra.

Như vậy, việc giấc ngủ bị gián đoạn hoặc thiếu ngủ sẽ làm giảm nồng độ insulin và chính việc mất cân bằng hormone insulin chính là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Một nghiên cứu khác được tiến hành trên diện rộng gồm 552 người tham gia được thực hiện bởi giáo sư Shahrad Taheri (trường ĐH Weill Cornell Medical ở Qatar) cùng các nhà khoa học đến từ ĐH Bristol.

Trong cuộc nghiên cứu này, các nhà khoa học đánh giá sự chênh lệch thời gian ngủ của những người tham gia và chỉ ra rằng thiếu ngủ 30 phút mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh béo phì và ảnh hưởng đáng kể đến kháng insulin trong máu. 72% những người thiếu ngủ nhiều khả năng mắc bệnh béo phì hơn so với người ngủ đủ giấc.

Nếu mất ngủ kéo dài 6 tháng có thể dẫn đến tình trạng tiền đái tháo đường và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây suy giảm thị lực, các cơn đau tim, đột quỵ và gây tổn thương các dây thần kinh,mạch máu.

Giáo sư Taheri cho biết.“Mất ngủ, thiếu ngủ là hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện đại, nhưng chúng ta mới chỉ nhận ra hậu quả của việc này trong một thập kỉ qua. Phát hiện của chúng tôi cho thấy việc ngủ đủ giấc có lợi ích tích cực cho trao đổi chất, hiệu quả để giảm cân và giúp cải thiện tình trang sức khỏe cho những bệnh nhân mắc tiểu đường”.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ngủ không đúng giờ sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố và dẫn đến các vấn đề về sức khỏe .

(Theo Trí thức trẻ)