- Chị H. vui mừng khi biết mình mang thai bé thứ 2. Tuy nhiên, các bác sĩ phát hiện, ngoài bào thai chị còn mang khối u xơ tử cung.

Lọc máu liên tục 2 ngày cứu bé sơ sinh bỏ bú, hôn mê

Vừa chào đời, bé sơ sinh lòi nội tạng ra ngoài

Trong một lần đi khám, chị H.T.H. (SN 1976, trú tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) bất ngờ khi sau 18 năm, chị đã có thai bé thứ 2 ở tuần thai thứ 11.

Qua siêu âm, các bác sĩ phát hiện, ngoài bào thai trong lòng tử cung, chị H. còn có một khối u xơ tử cung có kích thước 80 x 55 mm. Khối u xơ lớn khiến thai nhi nằm ở trí bất lợi (ngôi ngang), buộc chị H. phải nhập viện điều trị.

{keywords}
Chị H. hạnh phúc bên con

BS.CK.I Nguyễn Văn Hải - khoa Sản, Bệnh viện Quốc tế Vinh cho biết, bên cạnh việc chăm sóc, theo dõi và quản lý thai kỳ chặt chẽ từ những tuần đầu tiên, từ tuần thai 34 sản phụ được tiêm trưởng thành phổi cho bé và dự trù tất cả các phương án có thể xảy ra.

Đến tuần 39, ca mổ lấy thai thành công, bé trai nặng 2,9kg, quá trình bóc u xơ bảo toàn được tử cung. Sau 7 ngày chăm sóc, mẹ và bé khỏe mạnh, có thể xuất viện.

{keywords}
Khối u lớn bất thường được lấy ra cùng bé sơ sinh

Theo các bác sĩ, u xơ tử cung là loại u lành tính thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt ở những phụ nữ lớn tuổi mới có thai hay những người có thai lần 2 trở lên.

Trong giai đoạn khối u nhỏ thường không có triệu chứng cụ thể, vì vậy trước khi mang thai nhiều chị em không biết mình bị u xơ tử cung cho đến khi mang thai mới phát hiện ra.

Khi mang thai, tình trạng tiết estrogen ở buồng trứng sẽ thúc đẩy khối u xơ phát triển nhanh có thể gây ra các biến chứng trong thai kỳ như đau bụng âm ỉ hoặc đau nhẹ, xuất huyết nhẹ, gây sảy thai, thai lưu hoặc gây sinh non, dễ làm cho ngôi thai bất thường, rau bám ở vị trí bất thường, nếu các khối u nằm ở vị trí thấp có thể cản trở bé chào đời … Đồng thời, do máu nuôi thai phải chia một phần nuôi khối u xơ khiến bé sinh ra bị nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng.

Các thai phụ có u xơ tử cung cần được theo dõi chặt chẽ trong thai kỳ, nghỉ ngơi nhiều, dùng thuốc chống co bóp tử cung theo đúng chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa sẩy thai, sinh non.

Ngoài ra áp dụng chế độ ăn nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của khối u trong suốt thời gian mang thai như những loại trái cây chứa nhiều vitamin C, các loại rau củ sống dưới biển như rong biển, rau câu…, các loại đậu, các loại thịt từ gia cầm và các loại cá.

Để phòng tránh nguy cơ mắc phải u xơ tử cung và các bệnh lý khác nói chung trong thai kỳ, trước khi quyết định có thai sản phụ nên đi khám tổng quát để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Mẹ đau đớn chứng kiến con sơ sinh có tay phải nhiễm trùng, mất dần từng ngón tay

Mẹ đau đớn chứng kiến con sơ sinh có tay phải nhiễm trùng, mất dần từng ngón tay

Dù được điều trị bằng kháng sinh và cắt lọc nhưng tình trạng nhiễm trùng hoại tử ngày càng nặng, các ngón tay hoại tử không thể điều trị bảo tồn, phải tháo bỏ.

Mách mẹ cách vệ sinh mắt, mũi cho trẻ sơ sinh

Mách mẹ cách vệ sinh mắt, mũi cho trẻ sơ sinh

Vệ sinh mắt, mũi cho trẻ sơ sinh là việc làm hết sức quan trọng để hạn chế các biến chứng nguy hiểm các bệnh nhãn khoa phổ biến như đau mắt đỏ, viêm mũi, viêm xoang… ảnh hưởng đến thị sức khỏe của bé sau này.

Sản phụ vỡ gan lúc chuyển dạ, bé sơ sinh thiếu oxy tổn thương não

Sản phụ vỡ gan lúc chuyển dạ, bé sơ sinh thiếu oxy tổn thương não

Vừa chào đời, toàn thân bé sơ sinh tím tái, co giật liên tục, có biểu hiện tổn thương não vì thiếu oxy kéo dài.

Phạm Tâm – Quốc Huy