Với sự phát triển của khoa học - y tế, đã có rất nhiều người bị đau thần kinh tọa có thể hồi phục sau khi điều trị bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu.

Đau thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, được cấu tạo gồm những rễ thần kinh độc lập. Cơn đau thần kinh tọa xuất phát dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, bắt đầu từ thắt lưng qua mông, xuốngcẳng chân. Đặc biệt, đau thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.

{keywords}
Rất ít bệnh nhân hiểu rõ đau thần kinh tọa là gì và nguyên nhân gây bệnh

Cơn đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh này bị kích thích hoặc chèn ép ở tại khu vực hoặc gần điểm xuất phát. Có nhiều nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự chèn ép, phổ biến là tình tình trạng hẹp ống sống, thoái hóa đĩa đệm, trượt ống sống, co thắt cơ...

Tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh tọa bị ảnh hưởng mà triệu chứng sẽ khác nhau. Thông thường, người bị đau thần kinh tọa sẽ gặp triệu chứng đau thắt lưng, đau hông, đau ở mặt sau cẳng chân kéo dài đến bàn chân và ngón chân. Cơn đau có thể phát triển từ mức độnhẹ đến đau dữ dội với cảm giác nóng rát, tê yếu gây khó khăn khi di chuyển. Các triệu chứng càng tăng khi bạn ho, hắt hơi hoặc ngồi lâu. Nguy cơtàn phế rất cao nếu người bệnh đau thần kinh tọa điều trị muộn.

Bác sĩ Wade Brackenbury - Tổng Giám đốc phòng khám ACC cho biết, nhiều người Việt rất ít khi đến bác sĩ điều trị khi bị đau xương khớp mà chỉ tự dùng thuốc giảm đau. Vì vậy, không phải ai cũng phát hiện sớm tình trạng đau thần kinh tọa và chữa trị kịp thời. Chỉ đến khi cơn đau rõ rệt, ảnh hưởng đến chức năng vận động, người bệnh mới kiểm tra.

Để chẩn đoán đau thần kinh tọa, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng cấu trúc cột sống và khu vực bị đau. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện kiểm tra hình ảnh như chụp cắt lớp CT và chụp cộng hưởng từ MRI. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình điều trị phù hợp.

Theo quan điểm của các bác sĩ thần kinh cột sống, đau thần kinh tọa xuất phát do cấu trúc cột sống sai lệch chèn ép vào các rễ thần kinh, gây rối loạn sự cân bằng trong cơ thể. Vì vậy, để chữa đau thần kinh tọa từ gốc, cột sống cần được chỉnh sửa về cấu trúc tự nhiên mới có thể giải phóng các chèn ép ở dây thần kinh. Bác sĩ Wade khuyến cáo người bệnh nên tránh việc tự ý dùng uống thuốc giảm đau hoặc đắp lá theo dân gian vì không mang lại hiệu quả chữa trị mà còn gia tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng đến gan, thận và dạ dày...

Chữa đau thần kinh tọa không xâm lấn

Hiện nay, với nền khoa học - y tế phát triển, đã có rất nhiều phương pháp chữa đau thần kinh tọa không xâm lấn mang đến hiệu quả chữa trị cao, ít rủi ro hơn các phương pháp truyền thống trước đây.

Trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh xương khớp) là một khái niệm khá mới với người dân Việt Nam nhưng lại là phương pháp chữa bệnh xuất hiện trên thế giới từ lâu, được các bác sĩ xương khớp đánh giá rất cao. Với ưu điểm không xâm lấn và giải quyết triệt để sự chèn ép, trị liệu thần kinh cột sống có khả năng chữa thành công các cơn đau xuất phát do cấu trúc sai lệch chèn ép dây thần kinh. Do tính an toàn cao, trị liệu thần kinh cột sống có thể áp dụng chữa đau dây thần kinh tọa cho nhiều đối tượng khác nhau, kể cả phụ nữ mang thai và người lớn tuổi.

Không chỉ riêng thế giới mà tại Việt Nam, đã có rất nhiều bệnh nhân đau dây thần kinh tọa có thể hồi phục sau khi điều trị bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu tại Phòng khám ACC.

Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ thần kinh cột sống tại ACC có thể chỉ định phương pháp vật lý trị liệu kết hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ hồi phục của các mô cột sống bị tổn thương.

Tuy nhiên, thời gian chữa đau thần kinh tọa của các bệnh nhân có thể khác nhau. Người bị đau thần kinh tọa cần kiên trì theo đuổi liệu trình đến cùng. Việc tự ý dừng hoặc kết hợp với phương pháp khác ngoài chỉ định của bác sĩ thần kinh cột sống có thể khiến cơn đau tái phát rất nhanh.

Để phòng ngừa đau thần kinh tọa cũng như duy trì hiệu quả điều trị, bác sĩ Wade khuyên người bệnh nên luyện tập thể dục thường xuyên (chú ý đến các nhóm cơ cốt lõi ở bụng và thắt lưng), chỉnh sửa tư thế ngồi (chọn ghế phù hợp có hỗ trợ cột sống thắt lưng) và cải thiện tư thế nâng vác đồ vật (giữ lưng thẳng, cong đầu gối, để vật nặng gần cơ thể).

Thanh Triết