- Cùng giải đáp một số thắc mắc về xét nghiệm huyết học máu lắng. Tại sao khi kiểm tra sức khỏe bác sĩ lại yêu cầu kiểm tra và không phải ai cũng cần làm xét nghiệm này.

Cơ thể con người chứa bao nhiêu máu?
10 triệu người Việt mang gen bệnh vô phương cứu chữa

 

Xét nghiệm máu lắng là gì?

Nó còn được gọi với tên khác, đó chính là kiểm tra độ lắng hồng cầu,… Xét nghiệm này không phải chỉ dành riêng cho một bệnh nào đó mà thường được sử dụng để tầm soát nhiều bệnh khác. Mục đích thực hiện là để bác sĩ có thể đo chiều cao cột hồng cầu đã được chống đông trong một thể tích máu nhất định, được đựng bên trong chiếc ống nghiệm.

{keywords}

Bác sĩ sẽ theo dõi một số bệnh lý ác tính từ biện pháp lắng máu này, ví dụ như nhồi máu cơ tim, sốt thấp cấp hay bị viêm nhiễm,… Một số bệnh nguy hiểm khác mà giai đoạn đầu chưa thể phát hiện ra vì triệu chứng không rõ ràng như viêm gan B, C hay HIV,… cũng sẽ tìm thấy nhanh chóng.

 

Xét nghiệm được thực hiện ra sao?

Với người lớn

Khi đến bất kỳ cơ sở y tế nào đế tiến hành thì bác sĩ sẽ lấy máu từ tĩnh mạch, thông thường ở khuỷu tay. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được sát trùng, sau đó băng xung quanh cánh tay khu vực chuẩn bị lấy máu, nhờ có chiếc băng này mà máu sẽ hạn chế chảy qua tĩnh mạch, từ đó việc lấy sẽ dễ dàng hơn. Sau khi lấy máu, bác sĩ sẽ cho máu vào một lọ thủy tinh chân không để bảo quản và đưa tới phòng thì nghiệm.

Với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ

Cũng vẫn phải tiến hành sát trùng khu vực lấy máu và bác sĩ sẽ dùng kim tiêm nhọn để lấy máu luôn mà không cần sử dụng dây co giãn buộc bên ngoài. Máu khi được lấy xong cũng được đưa vào ống nghiệm nhỏ và được cầm máu bằng bông gòn.

 

Việc cần làm trước khi tiến hành xét nghiệm

Với xét nghiệm huyết học máu lắng này bạn không cần phải nhịn ăn, nhịn uống mà có thể ăn bình thường như nên duy trì ở mức độ vừa phải.

Nếu đó là những em bé thì phụ huynh và người nhà nên giúp cho bé có tâm lý thoải mái, khô sợ hãi để việc khám bệnh diễn ra được nhanh chóng và thuận lợi.

Trong khi lấy máu, người bệnh sẽ cảm thấy hơi đau một chút, chỉ giống như kiến cắn nhưng ngay sau đó một lúc sẽ không thấy gì nữa và có thể làm việc, sinh hoạt bình thường.

Một số người đôi khi sẽ có cảm giác hơi chóng mặt, choáng váng hoặc chảy máu nhẹ khi bác sĩ vừa rút kim tiêm ra, tuy nhiên đó là những dấu hiệu bình thường, một thời gian sau sẽ biến mất hoàn toàn.

Một số yếu tố tác động có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm chính xác hay không, đó chính là những bệnh lý như viêm mạch máu dị ứng, viêm gan tự miễn, viêm nội mạc tử cung, u nhầy nhĩ trái, viêm xương tủy, viêm ngoại tâm mạc,…

Với những em nhỏ, việc đưa chúng đến các cơ sở y tế để xét nghiệm đôi khi không phải là giải pháp tốt, nhất là những bệnh viện đông sẽ khiến trẻ sợ hãi, lo lắng và gào khóc. Thế nên các bậc phụ huynh có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, không phải đến những nơi lạ lẫm vì thế tâm lý của bé sẽ ổn định hơn, việc xét nghiệm huyết học cũng trở nên dễ dàng.