- Viêm hạch bạch huyết là dạng viêm thường gây ra do nhiễm vi khuẩn. Các hạch bạch huyết bị sưng trên cổ gây khó chịu cho người mắc phải, nếu không có biện pháp kịp thời, bệnh sẽ nặng hơn và rất khó điều trị. Đối tượng dễ mắc bệnh viêm hạch bạch huyết không phân biệt tuổi tác hay giới tính.

Viêm hạch bạch huyết là gì?

Viêm hạch bạch huyết là chứng viêm (sưng) các mạch bạch huyết. Nó là một biến chứng thường thấy của các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Hệ bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch bao gồm các cơ quan, các tuyến, các ống dẫn và mạch khắp cơ thể. Nó tạo ra và vận chuyển chất lỏng gọi là bạch huyết từ các mô qua các mạch vào trong máu.

{keywords}

Viêm hạch bạch huyết có thể là dấu hiệu cho biết bệnh nhiễm trùng sẽ nhanh chóng trở nên nghiêm trọng. Bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và các bệnh nhiễm trùng khác nguy hiểm đến tính mạng.

 

Đối tượng dễ mắc phải viêm hạch bạch huyết

Ai cũng có khả năng bị viêm hạch bạch huyết, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Tuy nhiên, bệnh được chẩn đoán nhiều ở những người có hệ miễn dịch yếu hơn. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ…

 

Triệu chứng của viêm hạch bạch huyết

Triệu chứng của viêm hạch bạch huyết bao gồm: các vệt đỏ gần vết thương hướng đến hạch bạch huyết gần nhất. Ví dụ như nếu cánh tay bị nhiễm trùng, hạch ở nách bị ảnh hưởng. Nếu chân bị nhiễm trùng, hạch ở háng bị ảnh hưởng. Các hạch sẽ bị sưng và đau khi chạm vào. Mệt mỏi, đau nhói ở vùng vết thương, chán ăn, đau đầu, đau cơ, lạnh người và sốt cũng có thể xảy ra.

 

Nguyên nhân gây ra viêm hạch bạch huyết là gì?

Viêm hạch bạch huyết thường là bị nhiễm trùng cấp tính do liên cầu của da. Bệnh cũng có thể bị gây ra bởi nhiễm trùng tụ cầu, nhưng hiếm xảy ra hơn. Các nhiễm trùng này gây viêm các hạch bạch huyết.Viêm hạch bạch huyết có thể là một dấu hiệu cho thấy một nhiễm trùng da đang trở nên tệ hơn. Các vi khuẩn có thể lây lan vào máu và gây ra các vấn đề đe dọa tính mạng.

 

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm hạch bạch huyết?

Bỏ liều hoặc ngưng dùng thuốc kháng sinh cho tới khi hết thuốc

Lờ đi vết thương nếu vết thương trông có vẻ bị nhiễm trùng.

Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

 

Phương pháp điều trị viêm hạch bạch huyết?

Dùng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Đối với người có triệu chứng bệnh nghiêm trọng (sốt, lạnh người, đau cơ) có thể cần được tiêm thuốc kháng sinh trực tiếp vào mạch máu. Khăn chườm nóng và ẩm hoặc miếng nhiệt đắp lên vết thương vài lần mỗi ngày sẽ giúp giảm sưng cũng như thuốc kháng viêm. Vùng bị ảnh hưởng nên được đặt lên cao và cố định nếu có thể. Chỉ nên chăm sóc vết thương

Người bị nhiễm trùng bởi khuẩn liên cầu nhóm A cần được điều trị khẩn cấp. Những viêm hạch bạch huyết có thể trở nặng rất nhanh và có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là kiểm tra hạch bạch huyết. Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để tìm ra loại vi khuẩn gây bệnh và mức độ trầm trọng của bệnh.

Thu Hiền