Ghép tế bào gốc dường như là một liệu pháp thần kỳ với những người bị ung thư máu và nhiều loại ung thư khác. Nhưng thực sự, ghép tế bào gốc là gì và bạn sẽ phải chung sống với nó ra sao? thì không hẳn ai cũng biết

Ghép tế bào gốc là gì?

{keywords}
 

Ghép tủy xương và ghép tế bào máu ngoại vi là cách để điều trị những bệnh ung thư máu như bệnh bạch cầu, đa u tủy và u lympho không Hodgkin. Chúng giúp khôi phục khả năng tạo các tế bào máu của cơ thể sau xạ trị hoặc hóa trị liều cao. Mỗi năm có khoảng 50.000 ca ghép mới được thực hiện ở Mỹ.

Tại sao cần ghép tế bào gốc?

{keywords}
\

Xạ trị hoặc hóa trị liều cao được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư máu cũng giết chết tủy xương khỏe mạnh. Ghép tế bào gốc giúp khôi phục khả năng sản sinh tế bào máu của tủy xương. Trong một số trường hợp, điều trị tiếp theo bằng thay thế tế bào gốc sẽ chữa khởi bệnh ung thư.

Ghép tế bào gốc thường là "Phương án B"

{keywords}
 

Điều trị ung thư máu thường bắt đầu bằng hóa trị, đơn thuần hoặc kết hợp với các thuốc và điều trị khác. Các chuyên gia thường không thống nhất về việc sử dụng phương pháp nào. Ghép tế bào gốc đắt tiền, nguy hiểm, và thường chỉ được khuyến nghị khi hóa trị thất bại. Tuy nhiên, một số trung tâm ung thư đang thử ghép tế bào gốc như một lựa chọn điều trị đầu tiên.

Tế bào gốc đến từ đâu?

{keywords}
 

Tế bào gốc có thể đến từ nhiều nơi. Ghép tủy xương thay thế tủy xương bị bệnh bằng tủy xương miễn phí. Ghép tế bào gốc ngoại vi sử dụng tế bào gốc thu thập từ máu. Việc ghép có thể bao gồm ghép tế bào của chính bệnh nhân (ghép tự thân) hoặc tế bào từ người cho (ghép khác loại).

Máu cuống rốn thì sao?

{keywords}
 

Tế bào gốc cũng có thể đến từ máu cuống rốn sơ sinh. Một số gia đình gửi máu cuống rốn vào ngân hàng máu để sử dụng trong tương lai cho đứa trẻ đó hoặc anh chị em ruột của trẻ. Các gia đình có thể hiến máu cuống rốn để sử dụng cho cộng đồng. Máu cuống rốn hiến tặng đã trở thành một lựa chọn tốt cho những bệnh nhân không thể tìm thấy mẫu phù hợp trong gia đình của mình.

Tìm sự phù hợp

{keywords}
 

Một số bệnh nhân có thể hiến tế bào gốc của chính mình. Những người khác phải phụ thuộc vào nguồn hiến tặng của người thân hoặc người lạ. Tìm sự phù hợp gần gũi là rất quan trọng. Có thể có vấn đề nếu các tế bào mới tấn công các tế bào của bệnh nhân hoặc hệ miễn dịch của bệnh nhân tấn công các tế bào ghép.

Ở Bắc Mỹ, người da trắng có cơ hội tốt hơn trong việc tìm người hiến tặng không phải họ hàng, nhưng khả năng này giàm xuống đối với người Mỹ gốc Phi và người gốc Á vì ít người trong các nhóm này trở thành những người hiến.

Thu thập tế bào gốc

{keywords}
 

Lấy tủy xương đòi hỏi phải gây tê người cho tủy rồi dùng kim mạnh để lấy tủy từ xương chậu. Việc này mất 1-2 giờ trong phòng mổ. Trong vài ngày trước khi hiến tế bào gốc máu ngoại vi, người cho phải tiêm loại thuốc đặc biệt để tăng tế bào gốc trong máu. Sau đó, người cho được nối với máy lọc các tế bào gốc từ máu người cho và để lại phần còn lại.

Ghép “mini” là một lựa chọn

{keywords}
 

Có một lựa chọn mới hơn cho những người già và yếu có thể không chịu đựng được việc ghép tế bào gốc truyền thống. Ghép tế bào gốc “mini”, còn gọi là điều hòa cường độ thấp, có thể giết chết một số tế bào ung thư. Tuy nhiên, nó kiềm chế hệ miễn dịch đủ để cho các tế bào gốc hiến tặng phát huy vai trò. Điều này đòi hỏi xạ trị và hóa trị ít hơn nhưng có thể không hiệu quả lắm trong việc ngăn chặn ung thư.

Chuẩn bị phức tạp, thực hiện đơn giản

{keywords}
 

Chuẩn bị sẵn sàng cho việc ghép tế bào gốc có thể rất khó khăn - với nhiều xét nghiệm, cố gắng tìm người cho phù hợp, và hóa trị và xạ trị bền bỉ trước ghép. Nhưng thực hiện ghép lại đơn giản đến mức đáng ngạc nhiên. Các bác sĩ tiêm các tế bào vào máu thông qua một đường truyền tĩnh mạch trong khi bệnh nhân tỉnh. Việc này mất từ ​​1 đến 5 giờ.

Chờ tế bào gốc “nắm quyền”

{keywords}
 

Sau khi ghép, bệnh nhân phải nằm viện từ 2 đến 6 tuần để chờ các tế bào gốc mới bắt đầu sản sinh ra các tế bào máu. Trong thời gian này, số lượng tế bào máu giảm thấp. Bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ và có thể được dùng thuốc chống vi khuẩn, thuốc chống nấm và thuốc kháng vi-rút để phòng ngừa nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng.

Phục hồi sau ghép tế bào gốc

{keywords}
 

Sau khi ra viện, bệnh nhân có thể phải tái khám hàng ngày hoặc hàng tuần. Họ có thể phải làm nhiều xét nghiệm, bao gồm xét nghiệm máu, chụp X-quang ngực và xét nghiệm tủy xương. Trong giai đoạn phục hồi chức năng này, bệnh nhân có thể phải thường xuyên truyền máu và dùng kháng sinh. Họ có thể phải đi khám định kỳ trong khoảng một năm, cho đến khi hệ miễn dịch hoạt động tốt.

Một số người cho cũng cần thời gian hồi phục

{keywords}
 

Hiến tủy xương cũng là một thủ thuật lớn. Người cho thường bị đau nhức vùng hông một vài ngày. Phải mất từ ​​4 đến 6 tuần để cơ thể của họ thay thế các tế bào tủy đã cho. Trong một số ít trường hợp, người cho tủy có thể bị nhiễm trùng nặng hoặc các biến chứng gây mê. Người cho tế bào gốc ngoại vi có thể gặp tình trạng huyết khối, các vấn đề liên quan đến catheter, và các phản ứng phụ từ các thuốc được sử dụng để tăng số lượng tế bào gốc ngoại vi.

Chăm sóc theo dõi trong nhiều năm

Ghép tế bào gốc có thể cứu tính mạng. Tuy nhiên, bệnh nhân phải đối mặt với những thách thức trong nhiều năm sau. Các vấn đề thường liên quan đến qui trình trước ghép hoặc các loại thuốc được sử dụng trong quá trình ghép. Chúng bao gồm tổn thương cơ quan, thay đổi hoóc môn, vô sinh, tác động thần kinh và các bệnh ung thư khác.

Nghiên cứu đang tiếp tục về những cách giảm nguy cơ này và nâng cao chất lượng sống cho những người thoát khỏi căn bệnh ung thư máu.

 

7 dấu hiệu bệnh ung thư máu, chị em không được bỏ qua

7 dấu hiệu bệnh ung thư máu, chị em không được bỏ qua

Bệnh bạch cầu là một loại ung thư ảnh hưởng đến các tế bào máu, làm giảm khả năng của cơ thể để chống lại bệnh tật và làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Bạn có thể mắc ung thư máu nếu có triệu chứng này

Bạn có thể mắc ung thư máu nếu có triệu chứng này

Người mắc ung thư tế bào máu sẽ thường xuyên sốt hoặc chảy máu cam với lượng nhiều, xảy ra liên tục trong nhiều ngày. 

Nhận biết sớm dấu hiệu ung thư máu

Nhận biết sớm dấu hiệu ung thư máu

Ung thư máu (còn gọi là ung thư bạch cầu, bệnh bạch cầu) là một dạng ung thư ác tính. Khi mắc bệnh, bạch cầu trong cơ thể người bệnh sẽ tăng đột biến. Dưới đây là những dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh ung thư máu.

(Theo Dân trí)