- Có rất nhiều câu hỏi nói về nỗi băn khoăn của các phụ huynh khi lựa chọn phương pháp điều trị u máu cho trẻ nhỏ. Trong đó, có một số biện pháp điều trị mới, đặc biệt là điều trị bằng laser màu có hiệu quả cao và ít để lại di chứng.


Laser mạch máu thường được chỉ định cho những trường hợp u máu nông hoặc dạng u mạch phẳng. Trị liệu giúp tăng tốc độ thoái triển và làm giảm kích thước khối u. Ưu điểm của phương pháp là tương đối đơn giản, dễ thực hiện, ít để lại di chứng nặng nề. Tuy nhiên, phương pháp này thường ít hiệu quả đối với những trường hợp khối u nằm sâu.

Loại bướu máu này chỉ có một mô hình phát triển duy nhất, được chia ra làm ba giai đoạn: Tăng sinh, bình nguyên và thoái triển.

- Giai đoạn tăng sinh bắt đầu từ khoảng chín tháng đầu sau sinh, bướu phát triển to dần lên. Nếu bướu có liên quan đến da sẽ có màu đỏ. Nếu nó nằm sâu dưới da, vùng da bên trên sẽ có màu xanh hoặc không đổi màu.

- Khi trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi, u máu tiến triển nhanh , được gọi là giai đoạn bình nguyên.

- Giai đoạn thoái triển bắt đầu khi trẻ được 12 tháng tuổi, bướu sẽ co nhỏ dần. Hầu hết trường hợp đều tự khỏi khi bé được ba tuổi rưỡi, bướu sẽ biến mất hoàn toàn, chỉ để lại một vết sẹo, mô mỡ sợi, những mạch máu nhỏ li ti dưới da, một phần da đổi màu hoặc một miếng da thừa trên vị trí khối bướu trước đây.

dieu tri u mau bang laser

90% trẻ không cần chữa trị vì u máu lành tính và sẽ tự biến mất. Việc điều trị trong giai đoạn sớm chỉ áp dụng cho những bướu máu nằm ở vị trí đặc biệt ảnh hưởng đến những chức năng bình thường của trẻ như thở, nhìn, ăn uống, đi tiêu tiểu. Trong một số trường hợp bướu máu có biến chứng như chảy máu, loét, nhiễm trùng, gây đau đớn hay ảnh hưởng đến thẩm mĩ về sau cũng cần điều trị.

Lời khuyên của bác sĩ ưu tiên dùng thuốc đầu tiên, tiêm vào u ha bướu máu qua đường uống, liều lượng theo mức cân của bé. Theo các nghiên cứu, khi điều trị bằng thuốc corticoid, hầu hết bướu máu sẽ ngưng phát triển, 80% trường hợp bướu sẽ nhỏ lại một phần. Khi sử dụng thuốc qua đường uống, điều quan trọng cần lưu ý là bé phải ngưng uống hoặc tiêm ngừa các loại văcxin phòng bệnh.

Hiện nay một số cơ sở y tế có sử dụng phương pháp FLPD laser để điều trị bướu máu trẻ em ở giai đoạn bướu tăng sinh, trong những trường hợp dùng thuốc không hiệu quả. Tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này vẫn chưa được ghi nhận trên diện rộng. Thực tế, hầu hết các bướu máu trẻ nhỏ nằm ở sâu, tia laser chỉ xuyên được qua da khoảng từ 0,75 đến 1,2 mm. Mặc dù sau khi điều trị bằng tia laser, vùng da phía trên bướu trở nên sáng hơn, song khối bướu nằm bên dưới vẫn không bị ảnh hưởng.

Mặt trái của cách điều trị bằng laser có thể khiến bệnh nhân bị teo da hoặc biến đổi sắc tố (mất màu). Nhiệt phát sinh từ tia laser còn có thể gây loét da, đau, chảy máu và để lại sẹo. Bởi vậy phương pháp này được khuyên chỉ nên sử dụng điều trị bướu máu nằm nông dưới da, các mạch máu li ti còn sót lại sau khi bướu máu teo nhỏ lại hay ở những trường hợp thật đặc biệt ví dụ như bướu máu ở đáy lưỡi.

Một điểm khá đặc biệt của bướu máu ở môi là khả năng teo nhỏ và biến mất hoàn toàn kém hơn các bướu máu ở các vị trí khác. Do đó, nếu chúng ta chỉ theo dõi mà không làm gì cả, bướu sẽ lớn lên đến khi bé chín tháng tuổi, sau đó sẽ nhỏ lại như diễn biến tự nhiên đã giải thích bên trên. Đến khi bé ba - bốn tuổi chỉ để lại một vết bớt ở môi trên. Kích thước của bớt này lớn hay nhỏ là tùy theo bướu máu phát triển to như thế nào.

Lời khuyên chung cho trẻ em bị u máu là điều trị càng sớm càng tốt. Phát hiện sớm thì diện tích u còn nhỏ, mạch máu cũng nhỏ, điều trị sớm cho kết quả tốt. Về chuyên môn, tia laser xuyên thấu dễ hơn. Để lâu có thể gặp biến chứng lở loét. Hơn nữa, khi u còn nhỏ, chưa tiếp xúc ánh sáng nhiều, dễ điều trị hơn. Bởi nếu u hấp thu ánh sáng nhiều sẽ làm giảm hấp thu tia laser trong điều trị.

Hãy cân nhắc và tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước khi quyết định phương pháp chữa trị u máu cho trẻ.

Thu Hiền