- Virus cúm A/H7N9 tại Trung Quốc đã đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao, gây chết 100% gà mắc và có khả năng lây truyền nhanh hơn 100-1.000 lần.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, dịch cúm H7N9 bắt đầu được ghi nhận tại Trung Quốc từ 3/2013 với 5 đợt dịch. Trong đó đợt dịch thứ 5 diễn ra từ tháng 10/2016 tới nay là đợt dịch lớn nhất từ trước tới nay cả về quy mô, số lượng mắc và tốc độ lây lan với 541 trường hợp mắc tại 17 tỉnh.

Dịch đạt đỉnh vào tháng 2 vừa qua, với 50-60 trường hợp mắc mới/tuần, sau đó từ tháng 3 đến nay có xu hướng giảm dần với khoảng 18-34 trường hợp mắc mới/tuần.

{keywords}
Virus cúm gia cầm H7N9 tại Trung Quốc đang biến đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao với tốc độ lan truyền nhanh gấp 100-1.000 lần

Từ 3/2017 đến nay đã ghi nhận thêm 3 địa phương thuộc khu vực Cam Túc, Tây Tạng và Thiểm Tây có trường hợp bệnh mới.

Gần đây dịch có xu hướng bùng phát mạnh tại một số tỉnh phía Nam, Đông Nam của Trung Quốc trong đó có 2 tỉnh Vân Nam, Quảng Tây - giáp biên giới với nước ta. Tại Quảng Tây đã ghi nhận 14 ca mắc.

Đáng lưu ý cả WHO và FAO (Tổ chức Nông lương thế giới) đều đã ghi nhận sự thay đổi của virus H7N9 tại Trung Quốc khi biến đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao trên cả gia cầm và người.

Trên người, đã phát hiện gen độc lực cao tại 1 bệnh nhân nhiễm H7N9 tại Quảng Đông và 1 bệnh nhân ở Đài Loan.

Ở gia cầm, FAO ghi nhận 41 mẫu cúm gia cầm độc lực cao ở gia cầm và môi trường (30 mẫu ở gà, 1 ở vịt và 10 mẫu môi trường) được lấy tại 23 chợ gia cầm sống và 3 trang trại thuộc 4 tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Quảng Tây và Hà Nam.

Kết quả nghiên cứu cho thấy virrus H7N9 độc lực cao có khả năng gây chết 100% gà mắc và có khả năng lây truyền nhanh hơn gấp khoảng 100 -1.000 lần so với virus độc lực thấp.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, nguy cơ dịch cúm gia cầm xâm nhập vào nước ta trong giai đoạn này là cao nhất kể từ năm 2013, nhất là khi Quảng Tây có thể áp dụng biện pháp đóng cửa chợ gia cầm khiến gia cầm nhập lậu vào Việt Nam qua nhiều con đường.

Hiện Thủ tướng , Bộ Y tế, Bộ NN&PTNTđã có các công điện, công văn chỉ đạo tập trung việc ngăn chặn nhập lậu gia cầm và các sản phẩm gia cầm từ biên giới vào nước ta đồng thời kiểm soát chặt chẽ, nghiêm cấm việc vận chuyển, buôn bán gia và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch trên thị trường.

Việt Nam phát hiện 5 ổ cúm gia cầm, mở rộng giám sát

Việt Nam phát hiện 5 ổ cúm gia cầm, mở rộng giám sát

Việt Nam đã phát hiện 4 ổ dịch H5N1, 1 ổ H5N6 và đang tiếp tục đối mặt với nguy cơ H7N9 xâm nhập.

Cúm gia cầm lây sang người áp sát VN

Cúm gia cầm lây sang người áp sát VN

Bộ Y tế ra công văn khẩn trước tình hình dịch cúm H7N9 tại Trung Quốc đang diễn biến phức tạp, lan ra 13 tỉnh, thành phố.

TP.HCM: Ghi nhận ca nhiễm cúm heo đầu tiên trong năm

TP.HCM: Ghi nhận ca nhiễm cúm heo đầu tiên trong năm

Bệnh nhân sốt cao 5 ngày, đau nhức toàn thân, khó thở, nhập viện trong tình trạng suy hô hấp cấp. Kết quả chẩn đoán dương tính với cúm A H1N1 (cúm heo).

Chủ quan cúm thường, tử vong như chơi

Chủ quan cúm thường, tử vong như chơi

Nhiều bệnh nhân mắc cảm cúm thông thường nên chủ quan, khi nặng mới đến bệnh viện khám thì đã viêm phổi nặng, suy hô hấp dẫn đến tử vong.

T.Hạnh