- Bệnh thủy đậu rất dễ lâu lan truyền giữa người sang người qua đường hô hấp và qua các vật dụng, chính vì thế rất dễ phát triển thành dịch. Làm thế nào để điều trị hiệu quả bệnh thủy đậu và cách phòng tránh bệnh ra sao?

Sai lầm dễ mắc khi chữa bệnh thủy đậu
Đừng chủ quan: Có thể mất mạng vì thuỷ đậu
Tắm yến mạch con hết sạch...thủy đậu

benh thuy dau 

Nguyên tắc điều trị bệnh thủy đậu

Căn nguyên gây bệnh thủy đậu là do virus cho nên chưa có thuốc chữa đặc hiệu, vì vậy, chủ yếu điều trị triệu chứng, đặc biệt là ngứa và tránh bội nhiễm da. Đồng thời bên cạnh đó có thể dùng thuốc ức chế sự phát triển của virus thủy đậu (vius Varicella Zonster).

Tuy nhiên, dùng loại thuốc gì và liều lượng ra sao thì phải có chỉ định của bác sĩ khám bệnh, người bệnh hoặc người nhà không tự ý mua thuốc để điều trị thủy đậu. Nếu khi nốt thủy đậu bị vỡ, có thể dùng tăm bông nhúng vào nước oxy già (H202) hoặc dùng dung dịch bêtadin hay xanh metylen chấm vào. Tiếp đó dùng bông vô trùng thấm khô, bông này sau khi dùng xong phải cho vào túi ni lông buộc kín, và cho vào nước đun sôi để diệt mầm bệnh tránh lây lan bệnh.

Khi trẻ sốt cao trên 38 độ, dựa theo cân nặng của trẻ, cho uống thuốc hạ nhiệt Paracetamol, với liều lượng 10mg/1kg cân nặng của trẻ. Khi có nhiều nốt phỏng bị vỡ hoăc có dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng cho trẻ đi bệnh viện ngay để được điều trị, phòng sốc do mất nước, nhiễm trùng hay nhiễm độc và đề phòng biến chứng nguy hiểm xảy ra.

 

Nguyên tắc phòng bệnh thủy đậu

Trước hết, khi bị thủy đậu, cần phải vệ sinh da sạch sẽ để hạn chế đến mức tối đa ngứa, và gãi làm lây lan thủy đậu ra các vùng da khác. Bên cạnh đó cần phải dùng cả thuốc sát trùng nhẹ cho các nốt thủy đậu đã vỡ. Phải cách ly người bệnh và người lành để tránh lây sự lây truyền cho nhiều người do tiếp xúc.

Bởi bệnh lây lan cho người lành bằng đường hô hấp là chủ yếu. Nên cần lưu ý xem trong gia đình, hàng xóm, lớp học và nhà trẻ có cháu nào đang mắc bệnh tương tự hay không để cách ly không tiếp xúc với trẻ bệnh.

Cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ hay đồ chơi của trẻ bệnh hàng ngày. Vệ sinh sạch giường, chiếu, đồ dùng sinh hoạt của trẻ bệnh và người bệnh. Khi bị bệnh thủy đậu nên cho người bệnh nằm trong phòng kín gió nhưng không được ẩm, ướt. Cần lau tay và tắm cho người bệnh hàng ngày bằng nước ấm.

Sau mỗi lần lau, tắm xong thì nên dùng vải thô sạch thấm khô da rồi mặc quần, áo rộng, thoáng. Vải thô này sau đó cần được luộc trong nước đun sôi hoặc giặt bằng dung dịch sát khuẩn cloramin B. Những người lớn mà chưa từng bị bệnh thủy đậu cũng cần tránh tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu.

Dương Thị Uyên