- Để cứu mạng tân binh 21 tuổi mười phần chết chín, máy lọc máu được cho lên băng ca cùng kíp bác sĩ “xịn” vượt 500km từ Sài Gòn lên Gia Lai trong đêm.

Sau 3 tháng nhập ngũ, vào buổi tối đầu tháng 6, tân binh Lê Hữu Th. (21 tuổi, quê Đắk Lắk) thấy đau đầu, sốt cao nên tới y tế trong đơn vị thuộc quân đoàn 3 (đóng quân ở Tây Nguyên) thăm khám.

Tới hôm sau, sức khỏe Th. diễn tiến xấu, tình trạng sốt nặng lên, da xuất hiện các tử ban. Nhận định nam tân binh có khả năng cao bị viêm não mô cầu, bác sĩ đã chuyển người bệnh tới bệnh viện Quân y 211 (TP Pleiku, Gia Lai) chữa trị.

{keywords}
Bs thăm khám cho nam tân binh

Trước việc tân binh Th. bị sốc nhiễm khuẩn, rơi vào tình trạng nguy kịch, bệnh viện đã thành lập tổ đặc biệt điều trị cho bệnh nhân. Một kíp bác sĩ từ bệnh viện Quân y 175 được điều động lên hỗ trợ.

BS Vũ Đình Ân - Phó chủ nhiệm khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Quân y 175 cho hay, qua hội chẩn, bác sĩ xác định tân binh bị viêm não mô cầu, suy đa cơ quan, rối loạn đông máu, tiên lượng tử vong.

Với nỗ lực “còn nước còn tát”, ê-kíp bác sĩ sử dụng thuốc vận mạch, giữ cho huyết áp người bệnh ổn định và quyết định phải lọc máu cứu tân binh.

Liên hệ bệnh viện 4 tỉnh ở khu vực Tây Nguyên nhưng không nơi nào có máy lọc máy. Chúng tôi quyết định cần phải đưa máy từ TP.HCM lên mới có cơ hội cứu tính mạng “ngàn cân treo sợi tóc” của người bệnh – BS Ân chia sẻ.

Tuy nhiên, việc vận chuyển máy lọc máu với quãng đường 500km là chưa từng có, nhất là với máy đã sử dụng, không có thùng bảo vệ, dễ hư hỏng trong khi di chuyển.

Máy lọc máu được cho lên băng ca cấp cứu, cố định như khi vận chuyển bệnh nhân để giảm xóc, tránh hư hỏng. Cùng với đó là kíp bác sĩ “xịn” và một kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm để xử lý sự cố nếu có – BS Ân nhớ lại sáng kiến khi vận chuyển thiết bị từ BV Quân y 175.

22h xe cứu thương lăn bánh, di chuyển liên tục, tới 6h30 sáng hôm sau có mặt ở bệnh viện Quân y 211. Chỉ sau 6 giờ lọc máu liên tục, bệnh nhân có dấu hiệu tốt lên, tình trạng rối loạn đông máu giảm dần.

{keywords}
Bác sĩ Ân bên nam tân binh may mắn được cứu sống

Nam tân binh tiếp tục được lọc máu suốt 80 giờ và truyền đơn vị hồng cầu lắng toàn phần và 4 đơn vị huyết tương tươi ngay tại chỗ.

Sau 21 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe bệnh nhân tiến triển tốt. Để xử lý dứt điểm di chứng do viêm não mô cầu, người bệnh được chuyển về bệnh viện Quân y 175 tiếp tục điều trị.

Tới sáng nay, nam tân binh đã hoàn toàn tỉnh táo, vận động tốt và dự kiến sẽ xuất viện sớm.

Cứu sống được người bệnh là cả quá trình nỗ lực không biết mệt mỏi của ê-kíp bác sĩ. Tân binh Th. thực sự là người may mắn, khi “từ cõi chết trở về” – BS Vũ Đình Ân chia sẻ.

Bé 20 tháng bị bỏng nguy kịch vì vật dụng nhà nào cũng có

Bé 20 tháng bị bỏng nguy kịch vì vật dụng nhà nào cũng có

Lúc nô đùa trong nhà, chân bé trai 20 tháng tuổi mắc vào dây điện ấm đun siêu tốc và bị nước sôi đổ ập vào người gây bỏng toàn thân.

Gia đình bé gái 18 tháng tuổi có HIV: Không dám quy kết trách nhiệm cho ai

Gia đình bé gái 18 tháng tuổi có HIV: Không dám quy kết trách nhiệm cho ai

Kể từ khi nhận tin sét đánh, đứa con gái bé bỏng H.N.Q. (SN 2017) dương tính với HIV, vợ chồng chị P.T.Đ như ngã gục, liên tục khóc thương cho số phận và tương lai sau này của con.

Nữ bệnh nhân tử vong sau mổ nội soi: Bác sĩ nhận kết đắng

Nữ bệnh nhân tử vong sau mổ nội soi: Bác sĩ nhận kết đắng

Công tác tại bệnh viện Bình Dân nhưng tư vấn, mổ cho người bệnh ở bệnh viện khác khiến bệnh nhân tử vong, vị bác sĩ nhận kỷ luật nặng.

Người đàn ông nguy kịch chỉ sau 1 vết xước do căn bệnh bị lãng quên

Người đàn ông nguy kịch chỉ sau 1 vết xước do căn bệnh bị lãng quên

Chỉ từ một vết xước ở đùi, dần dần hình thành ổ áp xe lớn, ăn vào xương khiến bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng, phải thở oxy.

Chàng trai 26 suy thận nặng bởi 5 năm liên tục ăn sáng theo kiểu này

Chàng trai 26 suy thận nặng bởi 5 năm liên tục ăn sáng theo kiểu này

“Bệnh từ miệng mà ra” đúng trong rất nhiều trường hợp. Chàng trai 26 tuổi bị suy thận cũng chính là do thói quen ăn uống mà rất nhiều người hiện nay đang mắc phải.

Văn Đức