- Trẻ em khi bị viêm đường tiết niệu thường sẽ bị viêm bàng quang, viêm thận nếu không phát hiện bệnh kịp thời sẽ gây những biến chứng nguy hiểm.

 

 

Vì sao trẻ nhỏ bị viêm đường tiết niệu?

Vi khuẩn E.coli, ký sinh trùng, vi nấm hoặc virut. Vi khuẩn E.coli là một loại vi khuẩn đường ruột có nhiều trong phân của người và động vật. Loại vi khuẩn này có nhiều ở thực phẩm, bụi, nước, đất,… dễ dàng lây nhiễm sang trẻ em. Khí hậu nhiệt đới sẽ khiến cho nấm bệnh phát triển và phát tán khắp nơi. Bởi vậy khi trẻ bò, ngồi ở dàn nhà chân tay dễ nhiềm bẩn làm vi nấm xâm nhập đường tiết niệu nhanh .

 

Phòng tránh viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Do việc vệ sinh cho trẻ gái không đúng cách, làm lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn sang niệu đạo, nếu rửa hậu môn cho trẻ mà rửa từ sau ra trước thì vô tình đã đưa vi khuẩn vào lỗ tiểu, bé trai bị hẹp bao quy đầu làm cho nước tiểu thường xuyên bị đọng lại; do trẻ hay nằm, ngồi trên mặt đất, sàn nhà có nhiều bụi bẩn; do đóng bỉm không đúng cách hoặc thời gian bé sử dụng bỉm quá lâu làm vi khuẩn xâm nhật vào niệu đạo.

{keywords}

Trẻ nhỏ ở nhiều độ tuổi, hoặc chưa biết nói, hoặc không biết kêu đau, không biết mô tả bệnh... khi bị viêm đường tiết niệu. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu phát hiện bệnh để đưa con đi khám và điều trị kịp thời.

Khi trẻ mắc bệnh, thường có các dấu hiệu sau: bị sốt nhẹ, hoặc có khi sốt cao, sốt kéo dài. Nhưng cũng có khoảng từ 10 - 15% số trẻ bệnh thân nhiệt lại giảm. Trẻ có biểu hiện quấy khóc và biến ăn, nôn hoặc tiêu chảy. Cha mẹ thấy trẻ có biểu hiện đái dắt, đái buốt, đi tiểu nhiều lần trong thời gian ngắn. Nếu cha mẹ phát hiện thấy con có một hay nhiều hơn các dấu hiệu nói trên thì cần đưa con đi khám bệnh.

 

Lời khuyên của bác sĩ

Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ có thể phòng tránh hiệu quả bằng các biện pháp sau đây:

Chú ý thay bỉm ngay sau khi trẻ đi vệ sinh. Khi thay bỉm cho trẻ, cần xem có cặn trắng xuất hiện trên bỉm không. Khi làm vệ sinh cho trẻ sau mỗi lần đi ngoài, cần lau từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào lỗ tiểu, nhất là đối với bé gái. Nên cho trẻ uống đủ nước hằng ngày để tránh nước tiểu bị cô đặc. Trong chế độ ăn, cần cho trẻ ăn tăng cường rau, hoa quả để nâng cao sức đề kháng của trẻ. Khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị viêm đường tiết niệu, cần đưa trẻ đi khám ở bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.

Cha mẹ chú ý khi thấy con bị sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, ăn, ngủ, kém, không chịu chơi đùa hoặc phát hiện một hay nhiều triệu chứng nói trên cần cho trẻ đi khám bệnh để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Phải dùng kháng sinh để điều trị viêm đường tiết niệu cho trẻ, tốt nhất là dùng thuốc theo kháng sinh đồ. Cho trẻ uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên.

Nguyễn Thu Hiền