- Cách điều trị bệnh cơ xương khớp của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra các triệu chứng rối loạn cơ xương. Đó là lí do tại sao bạn cần phải chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bệnh cũng như các triệu chứng cá nhân.

 

 

1. Chế độ ăn uống nghỉ ngơi

Trong thời gian sung đau nhiều cần tăng cường tập luyện, vận động nhẹ nhàng, xoa bóp để tránh dính khớp và teo cơ.

{keywords}

Ăn nhiều calo, vitamin, hạn chế những thực phẩm nhiều đường.

Với những bệnh nhân chỉ bị nhẹ, cơn đau không kéo dài người bệnh có thể tự điều trị bệnh cho mình bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng vùng đau làm tăng lượng máu lưu thông và giãn dần các cơ, khớp bị đau như: vùng cổ vai gáy, thắt lưng,…

Khi cảm giác bị đau cứng tốt nhất bệnh nhân không nên có gắng cử động mạnh, xoay người mạnh mà chỉ nên xoay người nhẹ nhàng làm các cơ bị đau và co cứng dần giãn ra như vậy bệnh nhân sẽ cảm giác hoạt động lại dễ dàng hơn.

 

2. Dùng thuốc giảm đau

Nếu mức độ kích thích dây thần kinh lớn hơn, bệnh ở mức độ vừa. Tức là ngày sau bệnh nhân vẫn không thấy thuyên giảm thì có thể phải dùng một số loại thuốc hỗ trợ. Các loại thuốc có thể dùng được bao gồm các thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid như: diclofenac, ibuprofen, paracetamol, aspirin. Sau khi bệnh diễn tiến không tốt thì bác sĩ sử dụng thuốc kê toa sẵn. Các thuốc này sẽ giảm đau nhưng có tác dụng phụ về sau.

{keywords}

Khi dùng thuốc nên có sự chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ, vì dùng thuốc luôn có tác dụng phụ không mong muốn như thuốc chống thấp khớp tác dụng phụ: tổn thương gan, tủy xương, nhiễm trùng phổi.

 

 

3. Vật lý trị liệu (xoa bóp, chườm nóng, bấm huyệt)

Ở mức độ bệnh tình nặng thì cần phải dùng đến biện pháp mạnh tay hơn đó là châm cứu hoặc dùng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh. Châm cứu sẽ điều hòa lại hoạt động của dây thần kinh. Còn các thuốc này sẽ cắt tạm thời các cơn kích thích thần kinh mạnh, làm mềm cơ và do đó không gây đau dữ dội. Chúng cực kỳ hiệu nghiệm cho mọi trường hợp bệnh, nhất là bệnh nặng.

Chỉ cần châm cứu vào đúng các huyệt trên những vị trí chính xác, nó có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa và làm giảm sự co thắt nên giảm đau. Châm cứu là biện pháp ít tốn kém lại có hiệu quả lâu dài.

 

4. Luyện tập

Đây là biện pháp vừa điều trị vừa phòng ngừa các bệnh về xương khớp, vì khi chọn những hình thức luyện tập nhẹ nhàng: bơi lội, erobic, đạp xe hay chỉ đơn giản đi bộ vừa cải thiện tình trạng bệnh vừa để các cơ xương khớp dẻo dai, có sức bền tốt. Nhưng bệnh nhân nên chọn hình thức tập luyện phù hợp với sức khỏe và độ tuổi để có kết quả tốt nhất.

 

5. Phẫu thuật

Nếu thuốc dùng không ngăn chặn được bệnh thì bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật có thể giảm đau và dị dạng những bệnh xương khớp. Có các loại phẫu thuật để thay khớp, chỉnh xương.

Thành Luân