- Viêm hạch cổ ở trẻ em là một tình trạng nhiễm trùng của các hạch lympho ở vùng cổ. Bệnh xuất hiện các khối sưng, đau, cứng ở vùng cổ, đôi khi kèm sốt. Cha mẹ nên theo dõi các triệu chứng và đưa trẻ đi khám kịp thời.

Các hạch lympho này là một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vật lạ. Cũng như các bộ phận khác trong cơ thể, các hạch này cũng có thể bị vi khuẩn tấn công và tạo ra bệnh viêm hạch cổ.

Hầu hết các viêm hạch đều có thể chữa khỏi bằng kháng sinh đường uống, một số ít trường hợp năng hơn thì cần được rạch để dẫn lưu.

Viêm hạch cổ có thể là hậu quả của nhiễm khuẩn ở các vùng lân cận như ở mũi, amidan, ổ răng, vòm họng vì vi khuẩn có thể xâm lấn sang hạch lympho và gây viêm nhiễm.

{keywords}

Hạch mới phát hiện thường chỉ to bằng hạt đậu, di động dưới da, không đau hoặc chỉ đau ít. Viêm nhiễm nặng có thể làm các hạch sưng lên thành những khối u to chắc và rất đau. Các hạch lympho có thể tiếp tục sưng lên khá lâu kể cả khi hết bị viêm nhiễm. Điều này đặc biệt xảy ra ở trẻ em, thường bị sưng hạch nhỏ nhưng kéo dài trong nhiều tuần. Hạch sưng lên có dấu hiệu đỏ đau hay sưng to thường do đã bị nhiễm khuẩn có thể tiến triển mủ hoặc vỡ chảy mủ.

Thực ra sưng hạch do phản ứng thường không cần điều trị vì đó chỉ là biểu hiện của sức đề kháng với bệnh truyền nhiễm của cơ thể. Quan sát hạch sưng trong vài tuần, lưu ý các trường hợp hạch tiếp tục sưng to hoặc xuất hiện thêm các hạch sưng khác. Cảm giác đau ở hạch sưng là do sự phồng lên nhanh.

 

Điều trị viêm hạch ở trẻ em

Nếu hạch sưng nhỏ đi kèm với cảm lạnh, viêm họng, viêm tai hay viêm nhiễm nhẹ, và các hạch không có dấu hiệu đỏ đau không cần điều trị cụ thể. Các bậc phụ huynh có thể tiếp tục theo dõi tại nhà dưới sự hướng dẫn của y tế. Cần thiết điều trị bệnh lý chính như do cảm lạnh, viêm nhiễm khác thì thì hạch cũng sẽ dần nhỏ lại. Nếu hạch sưng có màu đỏ và mềm thì có thể đã bị nhiễm khuẩn và cần được điều trị bằng kháng sinh.

Kháng sinh đường uống có thể dùng để điều trị bệnh nhiễm vi khuẩn. Trẻ cần uống kháng sinh theo toa bác sĩ chỉ định và tiếp tục uống cho đủ liều ngay cả khi triệu chứng bệnh có giảm bớt hoặc hết triệu chứng.

Nếu trẻ có sốt hoặc sưng đau nhiều ngay vị trí hạch viêm, có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau hạ sốt Acetaminophen, với liều 10 – 15 mg cho mỗi kilogram cân nặng

Nên cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt.

Quan sát kích thước hạch. Ba mẹ có thể dùng bút vẽ lại đường kính của hạch và so sánh với những lần sau xem hạch có tăng kích thước hay không.

Tái khám theo hẹn của bác sĩ điều trị.

 

Dấu hiệu nên đưa trẻ đi khám ngay

Trẻ cần được đưa đi khám ngay khi có một trong những dấu hiệu sau:

- Sốt cao trên 390C

- Trẻ khó nuốt chất lỏng hoặc khó thở

- Hạch vẫn tăng kích thước sau 48 giờ được điều trị kháng sinh

- Hạch bị mềm ở trung tâm

Bệnh viêm hạch tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của trẻ. Nên điều trị kịp thời để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ.

Thu Hiền