- Nguy cơ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh tuy hiếm, nhưng các bà mẹ cũng nên cẩn thận, đặc biệt trong những ngày nắng nóng đầu hè, là thời gian hoành hành của bệnh thủy đậu.

Sai lầm dễ mắc khi chữa bệnh thủy đậu
Đừng chủ quan: Có thể mất mạng vì thuỷ đậu
Bà bầu dính thủy đậu, bào thai có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh

Theo thống kê của ngành Y tế, bệnh thủy đậu thường bắt đầu vào tháng ba, tháng bốn trong năm, và trở nên cao điểm vào những ngày nắng nóng. Khi thời tiết nóng, ẩm, cộng thêm một số yếu tố tác động bên ngoài, mầm bệnh sẽ dễ dàng lây lan và phát triển. Mẹ cần nắm những thông tin gì để bảo vệ bé con, bản thân cũng như gia đình trước nguy cơ mắc bệnh?

{keywords} 

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh

– Do bẩm sinh: Trong thời gian mang thai, nếu mẹ mắc bệnh thủy đậu nhưng điều trị chưa dứt điểm, bé con khi sinh ra sẽ mang mầm bệnh trong cơ thể. Đợi đến khi điều kiện thuận lợi, bệnh bắt đầu phát triển. Nguy hiểm hơn, với những mẹ bầu bị thủy đậu trong thời gian thai nghén ba tháng đầu, đặc biệt từ tuần 13-20, thai nhi rất dễ có nguy cơ gặp các bất thường về phát triển, sức khỏe. Điển hình có thể kể đến như dị dạng ở sọ, đa dị tật ở tim, mắc chứng đầu nhỏ, nghiêm trọng hơn là dẫn đến sảy thai.

– Do lây nhiễm: Dù là trẻ nhỏ hay người lớn thì con đường lây truyền bệnh thủy chủ yếu là qua đường hô hấp và tiếp xúc da. Với trẻ sơ sinh, tiếp xúc thường xuyên với mẹ, gần như 24/24. Bởi vậy, khi mẹ gặp bất cứ bệnh gì, không chỉ riêng bệnh thủy đậu, đều rất dễ lây cho bé, nhất là trong khi lại cho bé bú. Nếu phát hiện bản thân có triệu chứng bị thủy đậu, mẹ cần ngay lập tức cách ly với con, ngừng việc cho con bú.

 

Các biểu hiện của bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh như thế nào?

– Trẻ nổi phát ban đỏ, ngứa ngáy toàn thân, quấy khóc, khó chịu. Ban đầu nốt ban xuất hiện trên mặt, sau đó lan xuống bụng rồi phát ra toàn cơ thể. Từ những nốt ban đỏ này, mụn nước sẽ dần hình thành. Số lượng mụn nước trên người trẻ sơ sinh ước tính khoảng 250-500 cái.

– Trẻ sốt cao ở những ngày đầu bị nhiễm virus. Thân nhiệt trẻ sơ sinh lúc này khoảng 39-39,5 độ C.

– Mẹ cũng nên lưu ý đến những dấu hiệu tương tự như bệnh cúm: Ho nhẹ, chảy nước mũi, thở khò khè, bú ít hoặc bỏ bú. Đây được xem là những triệu chứng bệnh thủy đậu dễ xuất hiện trước khi cơ thể phát ban khoảng 2-3 ngày.

 

Cách phòng bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh

Cẩn tắc vô áy náy, mẹ nên lên kế hoạch tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai khoảng 3-6 tháng. Kháng thể trong virus truyền từ mẹ sang thai nhi qua đường máu. Sau khi bé chào đời, kháng thể lại tiếp tục được truyền từ mẹ sang con qua đường sữa mẹ, giúp bảo vệ bé trước nguy cơ mắc bệnh suốt năm đầu đời.

Nếu mẹ mắc bệnh khi đang cho con bú, thì hơn hết nên tạm dừng chuyện cho bú. Vắt sữa thường xuyên để duy trì lượng sữa sản xuất sau khi khỏi bệnh. Dù nhớ nhung đến mấy, mẹ cũng nên kiềm chuyện hôn hít, ôm ấp con.

Với những mẹ bầu đang trong chặng cuối của thai kỳ, cố gắng bảo vệ mình trước nguy cơ mắc bệnh. Bởi bị bệnh thuỷ đậu trong thời gian này sẽ dễ gây ra các hậu quả nặng nề với sức khỏe trẻ sau khi chào đời.

Dương Uyên(tổng hợp).

Bệnh thủy đậu là bệnh như thế nào?

Bệnh thủy đậu là bệnh như thế nào?

Thủy đậu là một trong số những bệnh ngoài da dễ mắc phải, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bởi vậy, bạn nên biết bệnh thủy đậu là gì?

Bật mí 4 bài thuốc trị bệnh thủy đậu hiệu quả

Bật mí 4 bài thuốc trị bệnh thủy đậu hiệu quả

Bài viết sau đây sẽ mách nhỏ đến các bạn 4 bài thuốc chữa bệnh thủy đậu rất hiệu quả cho trẻ.

Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh thủy đậu

Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu rất dễ lâu lan truyền giữa người sang người qua đường hô hấp và qua các vật dụng, chính vì thế rất dễ phát triển thành dịch.