Sau 10 năm chung sống trong sự bất hòa, Ma Xuedong đã quyết định ly hôn và chuyển ra khỏi nhà vợ.


"Cuộc sống của tôi trước kia quá ngột ngạt", China Daily dẫn lời Ma. "Đó là cảm giác bạn không bao giờ có thể hiểu được nếu chưa từng trải qua".

{keywords}

Ma nói nhiều về cái mà người Trung Quốc gọi là những người đàn ông chấp nhận ở rể, những người chuyển về ở với nhà vợ nhưng không bao giờ trở thành một phần của gia đình đó.

Hiện tượng này không phải hiếm ở Trung Quốc. Đó chính là kết quả của sự mất cân bằng giới tính kéo dài nhiều thập kỷ và nỗi khao khát có người nối dõi tông đường của những gia đình chỉ toàn con gái.

Theo quan niệm truyền thống về hôn nhân tại Trung Quốc, một người phụ nữ kết hôn thì sẽ về ở nhà chồng hoặc cặp vợ chồng đó sẽ sống trong ngôi nhà riêng mà nhà chồng mua cho. Vì thế, con cái họ sinh ra sẽ mang họ của chồng.

Tuy nhiên, tập tục này đã bị thay đổi. Sự mất cân bằng giới tính đồng nghĩa với việc nhiều đàn ông, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, gặp khó khăn trong việc kiếm vợ. Cuối năm 2015, tại Trung Quốc, số lượng đàn ông đã đông hơn phụ nữ 33,66 triệu người.

Một số chàng trai nghèo không đủ tiền để đáp ứng "thách cưới" có thể khất khoản tiền này bằng cách cưới một cô vợ là con một, rồi chuyển tới nhà vợ sống và cho phép con cái mình theo họ đằng nhà vợ.

Ma cho biết, anh cảm thấy tự do sau khi ký đơn ly hôn với vợ, mặc dù anh ra đi mà không có bất cứ tài sản nào trong tay. "Họ vẫn coi tôi là một thằng khố rách áo ôm tới từ miền núi xa xôi", Ma nói.

Ma sinh ra tại làng Mabaozi ở Baoji, nơi nhiều nam thanh niên đối mặt với tương lai ở rể vì đó là cách duy nhất để họ lấy được vợ.

Gần 80% đàn ông đứng tuổi trong làng phải đi ở rể vì không cô gái nào muốn chuyển tới ngôi làng nghèo khó của họ, Li Zhijun, người đứng đầu làng Mabaozi cho biết.

Có lẽ những thách thức mà những chàng rể phải trải qua chính là gốc rễ của những câu chuyện đau lòng. Đầu năm nay, Meng, tới từ Weinan, Thiểm Tây, đã giết chết vợ mình. Meng được cho là đã trở nên mặc cảm với hoàn cảnh của mình kể từ khi kết hôn vào năm 2013.

Cách đây 2 năm, ngày 22/11/2013, một chàng rể ở huyện Huaiyang, tỉnh Hà Nam đã ra tay sát hại 7 người nhà vợ, bao gồm cả vợ và con trai 10 tuổi.

Zhang Baotong, một chuyên gia phát triển kinh tế và xã hội tại Viên Khoa học Xã hội Thiểm Tây, cho biết những anh chàng ở rể nên học cách hòa hợp với gia đình vợ và mọi người trong cộng đồng của họ.

Ngoài ra, ông cũng nói rằng, các giới đều bình đẳng như nhau trong xã hội hiện đại và các cặp đôi nên lựa chọn hình thức cưới phù hợp với điều kiện của mình.

"Với sự phát triển của đô thị hóa, ngày càng nhiều nông dân nghèo phải làm việc và sống ở khu vực thành thị và một số đã chọn cách ở rể vì họ không đủ tiền để mua nhà và trả các chi phi khác cho đám cưới", Zhang nói.

"Và quan niệm về hôn nhân của chúng ta nên thay đổi với sự phát triển của thời gian để dành sự tôn trọng đầy đủ cho các chàng rể".

Sầm Hoa

Cuộc sống của những đứa trẻ mồ côi IS

Sau khi cha mẹ "tử vì đạo", những đứa trẻ này sẽ được nuôi dưỡng và huấn luyện để trở thành các chiến binh thánh chiến thế hệ tiếp theo.

Chuyện cô gái 19 tuổi và 2 con sinh đôi khác cha

Vào năm 2008, trong chương trình talkshow nổi tiếng của Mỹ “ The Maury show” đã xảy ra một sự việc khiến tất cả những người trong trường quay bất ngờ.

Gã ăn mày "thu nhập" hơn 4 tỷ đồng một năm

Một gã ăn mày trên đường phố Wolverhampton, West Midlands (Anh) đã kiếm được 500 bảng (hơn 15 triệu đồng) mỗi ngày.