Họ mơ về một cuộc sống tốt hơn tại Đức, Thụy Điển hoặc Hà Lan, nhưng một quốc gia dường như không hề xuất hiện trong ý nghĩ của họ trên hành trình vất vả tới châu Âu đó là Pháp.

TIN BÀI KHÁC:


{keywords}
Người tị nạn xếp hàng để nhận đồ ăn tại Calais, phía bắc nước Pháp. (Ảnh: AP)

Tại sao những người tị nạn lại bỏ qua nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu, nơi từng được coi là miền đất hứa đối với họ?

"Pháp không tốt cho tương lai của tôi và hơn hết, quốc gia này nổi tiếng với việc không dễ dàng cấp giấy phép cư trú", Edward (24 tuổi), tới từ Bangdad và đang đợi tàu tới Phần Lan tại Stockholm cho biết.

Mọi người truyền tai nhau rằng tới Pháp đồng nghĩa với việc họ sẽ không có nơi để trú ngụ trong vài tháng, vượt qua bộ máy quan liêu Pháp và đối phó với những công chức không biết nói tiếng Anh.

Asiaone cho biết nền kinh tế khó khăn của Pháp, nơi có khoảng 3,5 triệu người thất nghiệp, cũng là một lý do khiến người tị nạn không thích tới quốc gia này.

"Pháp chỉ thích hợp để tới du lịch chứ không phải để làm việc", Abdulrahman (26 tuổi, tới từ Syria) đang ở Thụy Điển nói.

Cách đây 2 tuần, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã đề nghị tiếp nhận 1.000 người tị nạn giúp Đức.

Ngay lập tức, Paris đã cử một nhóm các quan chức nhập cư tới Munich để thuyết phục những người tị nạn xin tị nạn tại Pháp.

Tuy nhiên, chỉ chưa tới 600 người có mặt tại các xe buýt được bố trí sẵn và cho tới giờ vẫn không có thêm người nào, một quan chức nhập cư nói và từ chối bình luận thêm.

"Chúng tôi do dự"

Cách thủ đô Paris một giờ đi xe, một nhóm người tị nạn Iraq và Syria đã được đón chào tại một tu viện ở ngôi làng Bonnelles.

Đôi mắt của họ đã sáng lên khi nói về Pháp, "một miền đất của nhân quyền" với một quan hệ lâu dài với Syria, nơi nằm dưới sự cai trị của Pháp trong khoảng 25 năm sau Thế chiến I.

Tuy nhiên, chỉ có một số người có dự định tới đây cho tới khi họ gặp với các quan chức nhập cư ở Munich.

"Họ đã hứa với chúng đôi ba điều đó là: các thủ tục dễ dàng, người nhà của chúng tôi có thể tới Pháp với chúng tôi và một giấy phép cư trú 10 năm", Sabah (38 tuổi), một giáo viên tiếng Anh tới từ Damascus nói.

Quy trình làm tắt sẽ giúp họ có được giấy phép cư trú tại Pháp chỉ trong vòng 15 ngày thay vì 9 tháng như trước kia, quan chức nhập cư tuyên bố.

Ahmad (29 tuổi) ban đầu có ý định tới Đức.

"Chúng tôi đã do dự. Chúng tôi nghe nói Pháp không muốn nhận những người tị nạn. Những người Syria khác đã gặp nhiều khó khăn và nói rằng sẽ phải mất nhiều thời gian để hoàn tất thủ tục cho các thành viên trong gia đình".

"Sau đó chúng tôi quyết định tới đây," anh nói và cười khi giải thích rằng nếu mọi chuyện tại Pháp không êm ả, anh sẽ "trốn trở về Đức".

Mối quan hệ gia đình là một yếu tố quan trọng để quyết định nơi họ sẽ đi.

Saleh al-Moussa (17 tuổi) muốn trở lại Đức, nơi anh trai anh đã được chấp nhận tị nạn. Họ đã rời khỏi Syria một vài tháng trước để tránh chế độ tòng quân cưỡng bức của IS.

"Tôi không có người thân nào ở đây", anh nói.

Tuy nhiên, những người tị nạn đã tỏ ra vô cùng biết ơn khi Pháp chấp nhận họ và hầu hết đều quyết định bắt đầu cuộc sống mới ở đây.

Thủ tục phức tạp

Kể từ khi chiến tranh nổ ra vào năm 2011, chỉ có 70.000 Syria được tị nạn tại Pháp, trong tổng số 4 triệu người rời khỏi đất nước của họ.

Paris đã hứa hẹn sẽ đón nhận thêm 31.000 người tị nạn nữa trong vòng hai năm tới và hiện đang làm việc để đẩy nhanh quy trình xin tị nạn cũng như tăng thêm nhà ở cho họ.

Sabreen Al-Rassace tới từ tổ chức Revivre, chuyên giúp đỡ những người tị nạn Syria, không ngạc nhiên khi Pháp không nằm trong danh sách hàng đầu của những người tị nạn.

Cô nói rằng rất khó để nhận được một chỗ ở và sẽ phải trải qua các thủ tục hành chính cực kỳ rắc rối.

Có một sự mâu thuẫn đó là để xin tị nạn, bạn phải có một địa chỉ. Nhưng bạn không thể có địa chỉ cụ thể cho tới khi bạn đang trong hệ thống.

Nếu bạn được thì đó là một may mắn.

Pháp chỉ có 30.000 chỗ ở cho hơn 60.000 người xin tị nạn, đồng nghĩa với việc bạn buộc phải sống với gia đình, bạn bè hoặc trên đường phố.

"Vì thế những người Syria chia sẻ kinh nghiệm của họ qua Facebook, Whatsapp và đối với họ Pháp không phải miền đất lý tưởng để chào đón những người tị nạn", Al-Rassace nói.

Rào cản ngôn ngữ

Hầu hết những người tị nạn chỉ biết tiếng Anh lõm bõm nhưng "không hề có sự nỗ lực từ phía chính quyền", cô nói, đồng thời cho biết các mẫu đơn chính thức chỉ được viết bằng tiếng Pháp.

Cô tin rằng vấn đề chính là "thiếu sự phối hợp và thiếu quyết tâm chính trị".

Theo chuyên gia di cư Francois Gemenne, Pháp nên cảm thấy lo lắng trước điều này.

"Thực tế là Pháp từ lâu đã không được coi là một miền đất mời gọi người di cư, điều này đồng nghĩa với việc không chỉ sức khỏe kinh tế không vững mà sức khỏe dân chủ cũng không tốt".

Sầm Hoa