Thông tin cho biết có tới 2/3 số tàu ngầm của Triều Tiên được điều động và ra khỏi tầm định vị của hệ thống phát hiện tàu ngầm Hàn Quốc trong tuần.

TIN BÀI KHÁC:

Theo Fox News, điều này diễn ra bất chấp thông báo của cả Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí tháo ngòi căng thẳng sau vụ nổ mìn ở vùng phi quân sự ngăn cách hai nước hồi đầu tháng.

{keywords}
Một tàu ngầm của Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)

Tính tới ngày 26/8, hơn 50 tàu ngầm Triều Tiên, được tin là tương đương 70% hạm đội của Bình Nhưỡng, vẫn "mất tích" trong một đợt triển khai mà phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc gọi là "chưa từng có tiền lệ".

"Con số này cao gần gấp 10 lần mức độ bình thường... chúng tôi coi tình hình là rất nghiêm trọng", phát ngôn viên Kim Minp-seok tuyên bố.

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời một quan chức quân sự nói rằng nước này "đang huy động mọi nguồn lực giám sát" để tìm ra các tàu ngầm Triều Tiên "mất tích". Mỹ cũng đang chú ý tới động thái này.

Trước đó, một số người nhận định, các tàu ngầm trên đã rời căn cứ từ hôm 24/8 nhiều khả năng đã trở về nơi đóng quân. Tuy nhiên, cho đến khi chúng vẫn "lặn mất tăm" thì các nhà chức trách thừa nhận đang có một mối lo ngại trên biển xung quanh bán đảo.

"Chúng tôi đã nói từ trước rằng sự biến mất [của các tàu ngầm Triều Tiên] là một mối quan ngại, và thực tế là chúng không hề dễ bị phát hiện khi lặn dưới nước", ông Kim nói. "Không ai biết liệu Triều Tiên có sẽ tấn công các tàu chiến hoặc tàu thương mại của chúng tôi hay không".

Đầu tuần này, Yonhap đưa tin, Bình Nhưỡng còn dùng tàu đổ bộ đệm khí để di chuyển lực lượng đặc biệt gần biên giới biển giữa hai bên trên Hoàng Hải.

Căng thẳng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên thỉnh thoảng lại bùng lên. Năm 2010, hải quân Triều Tiên bị cáo buộc bắn ngư lôi vào một tàu chiến của Hàn Quốc làm 46 người thiệt mạng. Bình Nhưỡng phủ nhận trách nhiệm.

Về lý thuyết hai nước vẫn đang trong tình trạng chiến tranh vì cuộc chiến năm 1950-1953 kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn chứ không phải bằng một hiệp ước hòa bình.

Thanh Hảo