B29 là một trong những máy bay ném bom lớn nhất tham gia Thế chiến 2, được ví như "siêu pháo đài bay".

{keywords}
Siêu pháo đài bay ném bom B29 của quân đội Mỹ.

B29 cũng chính là loại máy bay đã được dùng để ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản trong những tháng cuối cùng của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Mới đây, một công ty lặn đã được phép tiếp cận xác một siêu pháo đài bay như thế. Chiếc máy bay này gặp nạn từ năm 1948 và đã "yên nghỉ" suốt 70 năm dưới đáy một hồ nước ở bang Nevada, Mỹ.

Dưới đây là một số hình ảnh về chiếc máy bay huyền thoại dưới đáy hồ nước do trang Business Insider cung cấp.

{keywords}

Chiếc máy bay này gặp nạn và rơi xuống hồ Mead vào năm 1948, khi đang thực hiện một nhiệm vụ bí mật ở phía trên sa mạc Mojave. Toàn bộ phi hành đoàn thoát chết, song số phận chiếc máy bay bị chôn vùi dưới đáy hồ trong suốt hàng chục năm qua.

{keywords}

Mãi tới hôm nay, sau hơn 70 năm, người ta mới chạm được tới xác chiếc máy bay xấu số này. Do mực nước trong hồ đã rút xuống nhiều, nên các thợ lặn có thể dễ dàng tiếp cận với xác của chiếc máy bay.

{keywords}

Theo nội dung bản báo cáo về vụ tai nạn, chiếc máy bay B29 này đã bay lên tới hơn 9.000m rồi hạ xuống độ cao tối thiểu. Sau khi rơi xuống hồ, ba trong số bốn động cơ của máy bay đã bị phá hủy.

{keywords}

Năm 2007, Cục Công viên quốc gia Mỹ đã chọn hãng Tech Diving ở Arizona để tiếp cận và nghiên cứu xác máy bay.

{keywords}

"Chúng tôi là công ty duy nhất được phép tiếp cận chiếc máy bay này", Phó Chủ tịch Joel Silverstein của Tech Diving cho biết. Việc tìm kiếm máy bay đòi hỏi các thợ lặn phải có kiến thức, chuyên môn và sự thận trọng.

{keywords}

Khi các tài liệu của quân đội, xác chiếc máy bay nằm ở độ sâu 122m. Tuy nhiên, hiện tại, mực nước trong hồ đã rút nhiều, nên khoảng cách chỉ còn 32m.

{keywords}

Hiện tại các thợ lặn kinh nghiệm đã có thể khám phá chiếc máy bay này.

{keywords}

Theo Phó Chủ tịch Silverstein, do hồ Mead không có các dòng chảy mạnh như ở biển, nên xác máy bay vẫn nguyên vẹn và ở cùng vị trí như khi bị chìm.

Thanh Vân