Cuộc khủng hoảng của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã trôi qua, ít nhất là đến hiện tại, khi vấn đề Hy Lạp tạm thời yên ắng.

TIN BÀI LIÊN QUAN:

Tuy nhiên, nhiều vấn đề khác vẫn đang bao trùm lên cả khối này. Chúng không chỉ là những mối đe dọa hiện hữu tạm thời mà còn là những vấn đề rất nghiêm trọng.

Thất nghiệp vẫn ở mức rất cao tại một số quốc gia. Tăng trưởng kinh tế không đều và không có sức thuyết phục ở một số nước. Một số thành viên Eurozone cũng đang đối mặt với vị thế tài chính bấp bênh, mặc dù không đến nỗi tệ như Hy Lạp.

{keywords}
Eurozone  vừa trải qua nhiều sóng gió.

Vấn đề thấy rõ nhất là tình trạng thất nghiệp. Ở khắp Eurozone, có khoảng gần 18 triệu người đang không có công ăn việc làm (số liệu tháng 6), chiếm 11,1% lực lượng lao động.

Đức có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất, trong khi ở Italy, Slovakia, CH Síp và Bồ Đào Nha, con số này xấp xỉ hoặc thậm chí trên 12%, còn Tây Ban Nha là 22%.

Tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ là một mối quan ngại đặc biệt. Ở Tây Ban Nha là hơn 50%, còn ở Italy hơn 40%, Bồ Đào Nha 32% và thậm chí ở Pháp, một thành viên nòng cốt của Eurozone, thất nghiệp ở người trẻ cũng khoảng 25%.

Thực trạng này là một vấn đề rất nghiêm trọng vì nó cung cấp "mảnh đất màu mỡ" cho tâm trạng oán giận đối với xu hướng chính trị và hoài nghi về đồng Euro.

Nợ công tương đối cao, hơn 130% GDP ở Italy và Bồ Đào Nha, và vượt quá 100% ở Ireland, Bỉ và Síp.

Tăng trưởng kinh tế chậm chạp là nguyên nhân khiến nợ vẫn tiếp tục chồng chất ngay cả khi mức độ vay mượn mới giảm bớt. Theo IMF, nhiều nền kinh tế Eurozone sẽ chỉ tăng trưởng chưa đầy 2% trong năm nay và năm tới. Điều này gây khó cho việc tăng thu thuế để bù đắp nợ nần. 

Hồi tháng 5, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi cảnh báo, những cải cách sâu hơn có thể thúc đẩy được mức tăng trưởng tiềm năng và tăng khả năng phục hồi trước các cú sốc trong tương lai.

Tuy nhiên, một thực tế ảm đạm của Eurozone là nền kinh tế cả khu vực này hiện nay nhỏ hơn so với lúc bắt đầu vào năm 2008.

Nhiều nước, trong đó có Đức, còn phải giải quyết các hậu quả kinh tế của tình trạng dân số đang già đi nhanh chóng.

Những nguy hiểm mà Eurozone đang đối mặt rõ ràng không chỉ mang tính trước mắt, và khối này còn lâu mới có thể mạnh mẽ trở lại.

Thanh Hảo