Theo tạp chí PopSci, để thực hành một cuộc tấn công đổ bộ từ biển lên đất liền, quân đội Trung Quốc sử dụng các xe tăng, tàu đệm không khí, trực thăng và pháo binh.

Xe tăng đổ bộ ZTD-05

{keywords}

Loại xe tăng đổ bộ ZTD-5 của Trung Quốc được trang bị súng nòng 105mm, có thể bắn cả đạn pháo và tên lửa dẫn đường. Đây là loại tăng đổ bộ có vận tốc nhanh nhất thế giới hiện nay, với tốc độ di chuyển trên biển là 37 km/h.

Trong lĩnh vực phòng không cho tới chiến tranh chống ngầm, Hải quân Trung Quốc đã có những bước tiến rất lớn trong tiềm lực tấn công đổ bộ như đã thể hiện trong các cuộc tập trận quân sự gần đây ở các vùng biển tranh chấp.

Tàu đệm không khí Zubr

{keywords}

Tháng 7/2015, một trong các tàu đệm không khí Zubr của Trung Quốc đã nhanh chóng triển khai và bảo vệ việc vận chuyển các xe tăng chiến đấu chủ lực ZTZ-96 vượt biển, tạo bước ngoặt lớn thuận lợi cho Thủy quân Lục chiến khi tấn công đổ bộ từ biển vào đất liền.

Giữa tháng Bảy, một lực lượng đặc nhiệm đổ bộ lớn gồm có tàu Type 071 và tàu Type 072, cùng với các tàu khu trục hộ tống đã diễn tập một cuộc tấn công đổ bộ công nghệ cao.

Sau khi trực thăng và các máy bay không người lái oanh tạc mở đầu bằng pháo, hỏa tiễn và bắn các mục tiêu, tàu đổ bộ Type 072 thả các xe bọc thép đổ bộ ZDB-05 quần thảo các bãi biển. Trên trời, các lính thủy đánh bộ triển khai từ các trực thăng vận tải Z-8 nhảy xuống các tàu Type 071, chiếm các cứ điểm đằng sau các giới tuyến với quân địch (mô phỏng).

Càn quét các bờ biển

{keywords}

Loại tàu đệm nhỏ và linh hoạt hơn Type 726 Yuyi được thả từ tàu Type 071, có vận tốc 111 km/h để đổ bộ lên đất liền, song hành cùng với lính thủy đánh bộ đằng sau xe tăng ZTZ-96 thả ra từ tàu đệm không khí Zubr.

Hai nền tảng chính của các chiến dịch đổ bộ của Trung Quốc là Zubr và tàu đệm không khí đổ bộ Type 726. So với các tàu đổ bộ truyền thống tiếp cận được 15% duyên hải trên thế giới (hầu hết là các bãi biển), tàu đệm không khí nổi trên mặt nước nhờ một lớp đệm không khí, cho phép họ tiếp cận 70% bờ biển trên thế giới.

3325

{keywords}

3325 là tàu đệm không khí có vũ trang Zubr đầu tiên mà Trung Quốc sản xuất trong nước, vào biên chế đầu năm 2014. Tải trọng của tàu có thể lên tới 400 tấn, mang theo được 3 xe tăng chiến đấu hoặc một toán binh sĩ vũ trang.

Tuy nhiên tàu Zubr lại do các kỹ sư Liên Xô thiết kế, có kích cỡ lớn nhất và nặng nhất thế giới. Tàu có tốc độ ấn tượng 74km/h, và tầm di chuyển là 300 dặm, mang lại nhiều phương án cho các nhà hoạch định tấn công. Được trang bị súng Gatling 30mm và pháo hỏa tiễn 140mm, nhưng yếu tố khiến Zubr đáng sợ nhất lại là khả năng vận chuyển 150 tấn hàng hóa. Điều này đồng nghĩa với việc Zubr có thể mang theo các xe tăng chiến đấu chủ lực ZTZ-96.

Với tiềm lực này, các lính thủy đánh bộ của TQ có thể sử dụng rất nhiều xe tăng để gây sốc và đánh tan các tuyến phòng thủ ven biển của đối phương. Cho tới nay, TQ đã mua hai chiếc Zubr của Ukraina và sản xuất theo giấy phép thêm 2 chiếc nữa.

Yuyi

{keywords}

Tàu Type 071 có thể mang theo vài tàu đệm không khí Type 726, để vận chuyển hàng trăm lính thủy đánh bộ và các xe bọc thép đổ bộ từ vùng nước sâu cho tới đất liền.

Tàu đệm không khí Yuyi cũng có tầm quan trọng như vậy. Tàu Type 05 chuyển đơn quân đầu tiên tới khu vực công sự, sau đó tàu Yuyi với tốc độ 111km/h, tải trọng 60 tấn sẽ mang theo bộ binh để chọc thủng phòng tuyến trên biển. Trong đợt tập trận, tàu Yuyi ồ ạt đổ ra từ tàu Type 071 và đổ bộ lên bãi biển sau đó thả các toán lính thủy đánh bộ của TQ.

Máy bay trực thăng hạng nặng Z-8

Z-8 có thể thả 27 binh sĩ ra phía sau lưng đối phương. Được bốc dỡ từ tàu Type 072 có sức chứa khổng lồ, trực thăng Z-8 nhanh chóng và âm thầm chuyển quân vào sâu trong khu vực chiến sự trên bờ biển.

{keywords}

Những cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc không chỉ cho thấy mối quan tâm của Bắc Kinh đối với công nghệ mới, mà còn với cả việc hội tụ tác chiến từ nhiều nền tảng để giải quyết vấn đề khó khăn của quá trình đổ bộ và giao tranh. Bước đi kế tiếp sẽ nhằm đưa không quân, quân đội và đơn vị pháo binh số hai lên tàu để yểm trợ mạnh hơn trên không, các cuộc không kích tầm xa và chiến tranh thông tin để hỗ trợ cho chiến đấu.

Với việc các lợi ích chiến lược của Trung Quốc đã gia tăng từ châu Á cho tới châu Phi, từ Trung Đông cho tới Mỹ Latinh, các tiềm lực này không chỉ có tầm quan trọng ở biển Đông và eo biển Đài Loan, mà còn vươn xa hơn tới các vùng biển rộng hơn nữa.

Lê Thu