Một ngọn núi lửa đã dừng hoạt động suốt 40 năm qua tại Chile bỗng bất ngờ phun trào dữ dội, gây ra một đám mây tro bụi dày đặc hình cây nấm trên bầu trời.

TIN BÀI KHÁC

Hàng nghìn người sống gần khu vực có đám mây kỳ lạ thuộc thị trấn Ensenada và một số thị trấn nhỏ khác đã buộc phải di tản vì không khí bị nhiễm bụi và lo sợ núi lửa sẽ phun trào lần nữa, Daily Mail đưa tin.

{keywords}
Đám mây tro bụi hình cây nấm khổng lồ sau khi núi lửa phun trào. (Ảnh: EPA)
{keywords}
Núi lửa Calbuco đã bất ngờ phun trào vào khoảng 18 giờ ngày 23/4/2015 (giờ địa phương).

Núi lửa Calbuco, ở phía nam Chile được cho là một trong ba núi lửa nguy hiểm nhất trong số 90 ngọn núi lửa đáng chú ý đang hoạt động ở quốc gia này, nhưng đã không được giám sát đặc biệt sau khi dừng phun từ năm 1972.

Cơ quan khai thác mỏ và địa chất quốc gia Chile đã phải ban hành cảnh báo cấp độ cao, thiết lập khu vực loại trừ trong bán kính hơn 20 km để ngăn cản bất kỳ ai đến gần nơi nguy hiểm.

{keywords}
Cảnh tượng sau khi núi lửa phun trào được người dân mô tả giống như "ngày tận thế". (Ảnh: AP)
{keywords}
Nhiều người vừa tò mò, vừa hoảng sợ khi nhìn thấy đám mây kỳ dị. (Ảnh: Getty Images, Reuters)

Trevor Moffat, một người dân sống ở Ensenada, cách núi lửa gần 10km cho biết vụ phun trào mới xảy ra vào khoảng 18 giờ ngày 23/4/2015 (giờ địa phương) mà không có cảnh báo nào.

Ông Moffat nói: "Âm thanh đó giống như tiếng một xe kéo rơ moóc lớn đi ngang qua đường. Chúng tôi để lại mọi thứ, bế xốc con, mang theo chú chó và chạy ngay vào xe. Tất cả hàng xóm đều ở bên ngoài, nhiều đứa trẻ khóc lóc sợ hãi".

{keywords}
Đám mây bụi lớn đến nỗi người dân ở nước láng giềng Argentina cách đó hơn 160 km cũng có thể quan sát thấy. (Ảnh: Reuters)

Chile nằm trên "Vành đai lửa" của Thái Bình Dương, có chuỗi núi lửa lớn thứ hai trên thế giới sau Indonesia, trong đó có khoảng 500 ngọn núi lửa đó là có khả năng hoạt động.

Lan Phương