Cuộc tiếp xúc mới nhất giữa Triều Tiên và Nga cho thấy, chiến lược "vũ khí hóa tài chính" của Washington có thể không có tác dụng.


{keywords}

Bộ Phát triển Viễn Đông của Nga mới đây thông báo, các công ty Nga giao dịch qua ngân hàng ngoại thương của Triều Tiên có thể thanh toán bằng tiền rúp.

Tháng 10 năm ngoái, bộ này cũng cho hay, Nga đang tìm cách mở rộng trao đổi kinh tế với Triều Tiên, gồm cả tăng sử dụng đồng rúp giữa hai nước.

"Với cách này, Triều Tiên và Nga không cần dựa vào đồng đô la", một nguồn tin nắm được vấn đề tiết lộ với Business Insider. Tất cả những gì cần làm là gắn với đồng rúp. Hai nước đang thắt chặt quan hệ kinh tế.

Nói chung, những gì đang diễn ra xuất phát từ việc Nga và Triều Tiên đang tìm cách đa dạng hóa để tránh hệ thống tài chính phương Tây khi hai nước liên tiếp bị dính trừng phạt của Mỹ.

Các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp đặt là một phần trong kế hoạch địa chính trị chiến lược lớn hơn của Washington, vốn có tên gọi "vũ khí hóa tài chính". Trong đó, Ian Bremmer định nghĩa là "hệ thống sử dụng cà rốt - tiếp cận các thị trường vốn, và gậy - đủ loại trừng phạt, như những công cụ của ngoại giao cưỡng bức".

Khi vũ khí hóa tài chính, chính sách ngoại giao của Mỹ diễn ra như sau: Mỹ áp đặt trừng phạt (hoặc các biện pháp kinh tế cưỡng ép khác) đối với những quốc gia cứng đầu (những nước chống đối lợi ích của Mỹ), để buộc các nước này thay đổi hành vi nếu muốn trừng phạt được dỡ bỏ hoặc muốn được tiếp cận các thị trường vốn của Mỹ một lần nữa (ví dụ rõ ràng ở đây nhất là Mỹ áp đặt trừng phạt với Nga sau khi nước này sáp nhập Crưm).

Tuy nhiên, thông thường thì các nước đối đầu với Mỹ có quan điểm khác. Họ thường cảm thấy bị trừng phạt hoặc thậm chí tệ hơn là cảm thấy bị Mỹ bắt nạt.

Trong khi những nước có tài chính yếu, phải phụ thuộc vào Mỹ không có lựa chọn nào khác là phải tuân thủ thì những nước mạnh hơn lại chọn cách đa dạng hóa. Và đó chính là cách mà Nga và Triều Tiên dường như đang chọn.

  • Hoài Linh