Các tổng thống Mỹ vốn là những người hoạt ngôn chốn "công đường". Vì vậy, khi Barack Obama thừa nhận "chưa có một chiến lược về IS" thì lập tức ông nhận được rất nhiều ánh mắt ngạc nhiên.

TIN BÀI KHÁC:
Những điều ít biết về nhà báo Sotloff bị IS chặt đầu

Trong một bài viết trên BBC, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ P J Crowley cho rằng, ù nói thế là khôn khéo hay bộc trực, thì mục đích của ông Obama vẫn là dẹp bỏ đồn đoán rằng, Mỹ đã sẵn sàng mở rộng hành động quân sự chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ra ngoài biên giới Iraq.

{keywords}
Mỹ đã không kích nihều mục tiêu của IS ở Iraq. (Ảnh: Reuter)

Tuy các vụ hành hình rùng rợn đối với hai nhà báo James Foley và Steven Sotloff cho thấy mối đe dọa của IS ở Syria, song Tổng thống Obama đã đúng khi quyết định không săn đuổi tổ chức này ở đó. Vì một lẽ, đó có thể chính là những gì mà IS muốn ông làm.

Trong đoạn băng chặt đầu nhà báo Sotloff, kẻ thủ ác một lần nữa kêu gọi Obama "lùi lại và để người của chúng tôi yên". Tuy nhiên, khi IS nỗ lực thay al-Qaeda thành thế lực chủ đạo thành lập một Nhà nước Hồi giáo mới, thì tổ chức này dường như đang thích thú khơi lại lò lửa về một cuộc chiến giữa đạo Hồi và phương Tây.

Một cuộc xâm lược của Mỹ vào Syria, mà không được sự ủng hộ rõ ràng trong khu vực, sẽ là một cái cớ để IS tuyển mộ tân binh, cũng như khi Mỹ xâm lược Iraq năm 2003.

Những ngày vừa qua, Mỹ đã dần dần tăng cường áp lực lên IS ở Iraq. Với sự trợ giúp từ các cuộc không kích của Mỹ, lực lượng an ninh Iraq và lực lượng Peshmerga người Kurd đã giành được một số lãnh địa từng rơi vào tay IS, trong đó có đập Mosul, một diễn biến mà IS đặc biệt nhấn mạnh trong video hành quyết nhà báo Sotloff.

Tuy nhiên, IS vẫn tỏ ra ra là một tổ chức đầy sức mạnh, với khả năng cầm giữ và kiểm soát nhiều khu vực của Iraq và Syria. Chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phải nói rằng, IS "còn hơn cả một tổ chức khủng bố".

Trong khi hành động quân sự tỏ ra hiệu quả ở Iraq thì bước trọng yếu tiếp theo sẽ mang tính chính trị, cho dù chính phủ mới ở Baghdad có đảo ngược được những sai lầm mà chính phủ trước đó của Thủ tướng Nouri Maliki phạm phải hay không, và có điều hành được một đất nước thống nhất trên mặt trận chống IS hay không.

{keywords}
IS đã chiếm giữ nhiều khu vực ở miền bắc Iraq. (Ảnh: Reuters)

Nhưng thực tế ở Syria phức tạp hơn nhiều.

Bằng cách xác nhận chưa có một chiến lược về IS, Tổng thống Obama công nhận rằng, ông thiếu một chiến lược đáng tin và bền vững về Syria, điều mà ai cũng đã rõ trong 3 năm qua.

Obama bị cho là đã góp phần vào nhiều sai lầm và tính toán sai. Ông kêu gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức, nhưng lại đánh giá thấp các kỹ năng trụ vững của nhà lãnh đạo ở Damascus và mức độ mà các nước quyết tâm ủng hộ Assad, đặc biệt là Nga. Ông đứng về phía phe ôn hòa, nhưng lại không cung cấp đủ cho họ sự trợ giúp cần thiết để làm nên chuyện.

Sự trỗi dậy của IS là một vấn đề nghiêm trọng nhưng không phải là duy nhất và tai hại nhất. Điều quan trọng là phải nhìn nhận Syria bằng một ống kính lớn hơn. Và sẽ không có một giải pháp với IS, nếu chỉ hành động ở Iraq mà không làm gì ở Syria. Điều đó đồng nghĩa với việc muốn xử lý IS thì cần có một giải pháp về Syria, tức là phải giải quyết vai trò của cả ông Assad, lẫn của Iran và Nga.

Mỹ còn cần phải đối mặt với các nghị trình xung đột của nhiều chủ thể khác trong khu vực, chẳng hạn như Ảrập Xêút và Qatar. Sẽ phải mất thời gian để tạo dựng sự đồng thuận trong vùng về Syria, nếu không, không chiến lược nào giúp Washington thành công.

IS đang là một mối đe dọa với phương Tây, đặc biệt là thủ đoạn của tổ chức này nhằm lôi kéo phương Tây vào xung đột. Nhưng tại thời điểm hiện tại, chưa có gì chứng tỏ IS có thể tấn công trực tiếp vào Mỹ hoặc châu Âu.

Thời gian có thể làm thay đổi điều đó, nhưng trong khi cấp thiết thì Mỹ vẫn còn thời gian để phát triển một chiến lược thích hợp và lôi kéo đồng minh tham gia thực hiện chiến lược đó.

Thanh Hảo