Các giáo sư trường y không còn muốn Kadiatou Fanta trong lớp học nữa. Bạn trai của cô cũng chia tay. Mỗi ngày, cô gái 26 tuổi ăn và ngủ một mình. Gia đình sợ tiếp xúc với cô nhiều tháng liền sau khi cô không chết vì nhiễm Ebola. 

TIN BÀI LIÊN QUAN

{keywords}
 Sulaiman Kemokai đã được chữa khỏi bệnh sau khi nhiễm Ebola. Ảnh: AP

Những ngày Fanta nôn mửa ra máu và cơ thể như rã nát vì sốt đã qua từ lâu. Thậm chí một chứng chỉ tuyên bố cô đã khỏi bệnh cũng được cấp, nhưng cô nói rằng việc mình là người ‘đi qua dịch Ebola’ vẫn có cảm giác nhức nhối trong da thịt. 

“Dù đã được chữa trị nhưng Ebola đã tàn phá cuộc đời tôi. Không ai muốn đi cùng với tôi, dù chỉ một phút thôi, vì sợ nhiễm bệnh” – AP dẫn lời của Fanta.

Fanta là sinh viên y khoa tại Guinean, làm việc ở Conakry. Cô khỏi bệnh từ hồi đầu tháng Tư. Mặc dù trong máu của cô không còn virus, nhưng trông cô vẫn chưa khỏe hẳn sau gần 3 tuần điều trị. Những thông tin về bệnh tình của cô lan rộng khắp khu ngoại ô nghèo ở Tanene, nơi cả gia đình cô sinh sống. 

Bạn trai cô lập tức biến mất sau khi nghe tin cô nhiễm Ebola, thậm chí, không hề nghe điện thoại của cô nhiều tháng sau đó. 

Cô cố gắng hòa nhập lại với lớp học, nhưng chẳng ai muốn cô trở lại, dù cô đã đưa cho họ chứng chỉ y tế chứng nhận cô đã khỏe.  

“Tôi vẫn chưa thể làm bài thi trong khi cả lớp đã sang năm học mới. Các thầy giáo nói rằng họ sẽ chấm điểm cho tôi qua điện thoại” – Fanta nói. 

Giờ đây, cô vẫn phải sống bằng tiền của bố mẹ dành dụm cho, và mơ ước về một ngày cô có thể tiếp tục việc học trên trường. 

“Tôi muốn chăm sóc các bệnh nhân. Tôi còn sống đến ngày hôm nay và nói chuyện được là vì các bác sĩ đã cứu tôi” – Fanta nói. 

Còn tại Sierra Leone, Sulaiman Kemokai, 20 tuổi, vừa ra viện sau đợt điều trị 25 ngày tại trung tâm điều trị Ebola. Kemokai vẫn còn hơi mệt nhưng cho biết cậu cảm thấy mình khỏe hơn mỗi ngày. 

“Khi ốm, tôi rất sợ phải đi viện, tôi giấu cả nhà và nhân viên y tế. Sau bốn ngày, tôi không thể giấu bệnh được nữa, khi đó tôi quá yếu. Xe cấp cứu Ebola đã tới vừa đưa tôi đến bệnh viện” – Kemokai nhớ lại.

Nhưng nhiều người trong cộng đồng vẫn ngại tiếp xúc trực tiếp với Kemokai. Những người điều trị xong tại các trung tâm đều không còn khả năng truyền bệnh, mặc dù virus Ebola vẫn còn trong nước bọt khoảng trên bảy tuần. 

Nhưng Kemokai lại được gia đình ủng hộ nhiều hơn những người còn lại. Anh trai và chị gái của cậu cũng điều trị khỏi Ebola, còn mẹ cậu thì không may mắn bằng. 

Virus Ebola chỉ lây qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ cơ thể người bệnh, nhưng máu, nước tiểu, nước bọt, mồ hôi hoặc tinh dịch.  

Đợt bùng phát Ebola lần này đã khiến hơn 1.000 người tử vong. Tỉ lệ tử vong trong các đợt bùng phát trước đó là trên 90%, nhưng các quan chức y tế nói lần này, tỉ lệ sống sót lên tới trên 50%. 

Dù không có cách điều trị đặc thù với các ca nhiễm Ebola, bệnh nhân vẫn có thể được chăm sóc tích cực chẳng hạn như truyền dịch để tránh mất nước. Nếu bệnh nhân có thể sống đủ lâu để cơ thể tạo ra kháng thể với virus thì họ có thể khỏi bệnh, dù sau này vẫn có nguy cơ nhiễm Ebola.  

Các nhân viên y tế hy vọng rằng khi nhìn thấy bằng chứng cho thấy con người có thể sống sót sau khi điều trị Ebola sẽ giúp khuyến khích cộng đồng tới trung tâm y tế để chữa trị, thay vì giấu bệnh và ở nhà, khiến bệnh lan rộng. 

Nguyễn Thế Hùng