Ngày càng nhiều máy bay không người lái và robot đang được đưa vào chiến đấu để thay thế các binh lính trong các tình huống rủi ro cao.

TIN BÀI LIÊN QUAN

{keywords}
Một robot phục vụ quân đội. Ảnh: DPA

Một số nhà nghiên cứu và chính trị gia đang lo ngại rằng trong tương lai, các cỗ máy tự động có thể sẽ ngự trị sự sống và cái chết.

Một video của Lầu Năm Góc ghi lại cảnh một máy bay chiến đấu cất cánh từ hàng không mẫu hạm của Mỹ. Thoạt nhìn, màn trình diễn này có vẻ rất ngoạn mục. Tuy nhiên, chiếc X-47B này lại là một chiếc máy bay chiến đấu tàng hình không người lái, không có buồng lái.

Theo Hải quân Mỹ, công nghệ máy bay tàng hình đã đạt được một cột mốc then chốt với lần cất cánh đầu tiên của một chiếc máy bay không người lái có tầm cỡ của một máy bay phản lực chiến đấu từ một hàng không mẫu hạm. Đây là một bước tiến xa hơn nữa theo hướng các hệ thống không người lái ngày càng độc lập.

Đội quân tương lai

Hơn 70 quốc gia đã sử dụng các loại máy bay không người lái. Đây là các thiết bị bay có khả năng thu thập thông tin tình báo, hoặc tìm kiếm và khi cần thiết có thể loại trừ các mục tiêu.

Hiện tại, khả năng loại trừ các mục tiêu vẫn còn do con người vận hành với việc điều khiển từ xa. Tuy nhiên, ngay cả việc tìm diệt này do con người quyết định thì đó vẫn là một việc cần cảnh báo trong khi các loại robot 'chiến binh' này ngày càng có xu hướng tự vận hành.

{keywords}
Máy bay chiến đấu tàng hình X-47B của Mỹ cất cánh từ một hàng không mẫu hạm.

Máy bay không người lái có thể được lập trình sẵn để vận hành toàn toàn tự động. Máy bay X-47B vẫn đang được thử nghiệm, nhưng một khi sẵn sàng chiến đấu, nó hoàn toàn có thể tự vận hành mà không cần sự điều khiển của con người.

Cho đến lúc này vẫn chưa xuất hiện các máy bay không người lái tự vận hành hoàn toàn (các loại vũ khí này có thể chuyển thành dạng robot chiến đấu tự động). Việc quyết định có tấn công hay không vẫn do con người đưa ra.

Tuy nhiên hiện nay có lo ngại rất lớn rằng 'sức ép về quân sự rốt cuộc rồi sẽ dẫn tới việc đưa vào sử dụng các hệ thống tự động' - Jürgen Altmann, nhà vật lý học và là nghiên cứu hòa bình tại Đại học Công nghệ Dortmund, Đức, nhận định.

Robot không bao giờ kiệt sức

Từ góc độ quân sự, các tiến bộ theo hướng cơ khí hóa các binh lính là điều hợp lý: các robot điều khiển từ xa không bao giờ kiệt sức hay mệt mỏi; họ có thể thao tác các nhiệm vụ có tính rủi ro cao hơn là so với các phi công thực và không cảm thấy sợ các mối đe dọa bị bắn hạ.

{keywords}

Nhưng ngay cả với hệ thống điều khiển từ xa cũng có các hạn chế: việc liên lạc giữa hệ thống và thiết bị vận hành có thể mất vài giây - quãng thời gian có thể quyết định nhiệm vụ đó thành công hay thất bại.

Theo một tài liệu chiến lược của Lầu Năm Góc, Mỹ đang theo đuổi các hệ thống không người lái tự động trong vòng 20-30 năm tới.

Altmann tin rằng Mỹ không phải là quốc gia duy nhất chế tạo hệ thống vũ khí tự động. "Các nhà sản xuất khác cũng sẽ theo sát họ và ở một khía cạnh nào đó, một phần của lực lượng vũ trang của họ sẽ là các máy bay chiến đấu hoàn toàn tự động".

Để ngăn một cuộc chạy đua vũ trang như vậy, các tổ chức phi chính phủ quốc tế đã khởi động một chiến dịch yêu cầu ngăn cản việc phát triển, sản xuất và sử dụng các vũ khí chiến tranh tự động mang tên: "Ngừng ngay các loại robot sát thủ".

Cấm các robot sát thủ

Chính trị gia Agnieszka Brugger thuộc Đảng Xanh của Đức thậm chí còn ủng hộ việc cấm các hệ thống vũ khí tự động. "Chúng tôi được tư vấn rất kỹ về việc không nên mù quáng theo đuổi các động cơ vũ trang như vậy, mà thay vào đó nên tập trung lại vào các nguy cơ mà công nghệ này mang lại" - bà Brugger nói.

Các robot chiến binh không thể phân biệt được đâu là dân thường và đâu là binh sĩ đối phương trong một cuộc chiến. Các hệ thống này cũng không thể tuân thủ luật quốc tế.

 Agnieszka Brugger và Jürgen Altmann đều đồng tình rằng: việc thay thế các binh sĩ là người thật bằng các cỗ máy trong chiến đấu cũng sẽ làm giảm ngưỡng giới hạn bạo lực của các lãnh đạo quân sự.

"Thứ chúng ta cần là một hệ thống kiểm soát vũ khí toàn cầu" cho dù các phát triển như trên không thể phong tỏa hoàn toàn - Đại tá Roderich Kiesewetter của Đức lập luận.

"Chúng ta phải thừa nhận rằng sẽ có các nước cố tình chuyển sang công nghệ chiến đấu hoàn toàn tự động" - Kiesewetter nói, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các chiến lược quốc phòng nhằm đối phó với các hệ thống tự động.

Lê Thu (theo DW)