- Những mong con mình có thể đỗ vào Đại học CSND, nhiều bậc phụ huynh đã không tiếc tiền vung vãi trăm triệu đồng cho kẻ lừa đảo.

Ngày 16/8, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Mai Văn Hiển (SN 1966, ở Tây Hồ, Hà Nội) và Tô Kỳ Thiệu (SN 1981, ở Vĩnh Phúc) ra xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Từng có thời gian công tác tại Bộ Tư lệnh cảnh vệ - Bộ Công an, lúc nghỉ hưu, ông Hiển thường "nổ" về việc ông ta có mối quan hệ với các VIP ở Bộ Công an, có thể "chạy" trường, xin việc trong ngành công an.

{keywords}
Các bị cáo tại tòa.

Trong thời gian từ tháng 5/2013 đến 12/2014, Hiển đã cùng Thiệu chiếm đoạt của nhiều bị hại với tổng số tiền gần 2 tỷ đồng.

Một trong số các nạn nhân của ông Hiển và Thiệu là chị D. (SN 1975, ở Nghệ An). Vào tháng 8/2014, chị này đặt vấn đề nhờ bị cáo Hiển xin giúp cho con trai chị vào học tại Học viện CSND.

Cựu cán bộ công an nói với chị D., để đỗ vào Học viện CSND cần phải chi 670 triệu đồng, đặt cọc trước 300 triệu đồng.

Sau khi nhận tiền của nạn nhân, Hiển hẹn đến ngày 23/9/2014 sẽ có giấy báo nhập học.

Để chị D. tin tưởng giao nốt số tiền 370 triệu đồng còn lại, Hiển bàn bạc với Tô Kỳ Thiệu về việc làm giả giấy báo nhập học để đưa cho chị D. Thiệu đã nhờ một người đàn ông làm giấy báo nhập học giả với chi phí 1,2 triệu đồng.

Tháng 11/2014, Hiển đưa cho chị D. giấy báo nhập học giả và nhận nốt số tiền 370 triệu đồng. Khi chị D. phát hiện ra mình bị lừa thì đã quá muộn.

Vào cuối tháng 9/2014, anh T. (SN 1965, ở Hải Phòng) có cậu con trai thi vào Học viện CSND nhưng không đủ điểm đỗ. Anh T. đã tìm đến Thiệu để nhờ "chạy trường".

Nghe Thiệu "hót" có quen với một sếp bự trên Bộ Công an, anh T. đã sẵn sàng chi 150 triệu đồng để lo cho con được vào học ở Học viện CSND. Anh T. chi trước cho Thiệu 70 triệu đồng.

Cuối tháng 11/2014, Thiệu gặp và đưa cho anh T. giấy báo nhập học giả và nhận nốt 80 triệu đồng còn lại.

Cầm tờ giấy báo nhập học giả nên con anh T. đã không thể nhập học. Lúc này, Thiệu nại ra lý do: "Hồ sơ vướng mắc ở Tổng cục xây dựng lực lượng- Bộ Công an".

Và để tháo gỡ "vướng mắc", anh T. phải chi thêm tiền cho Thiệu để lo lót. Sau khi nhận của anh T. tổng số tiền 230 triệu đồng, Thiệu không làm gì để giúp con anh này vào học tại Học viện CSND.

Ngoài ra, Hiệu còn lừa của một người phụ nữ ở Đống Đa, Hà Nội số tiền 250 triệu đồng để xin cho con chị này vào làm việc trong ngành công an.

Tại phiên tòa, bị cáo Hiển chỉ thừa nhận một phần hành vi phạm tội và đề nghị HĐXX xem xét một số tình tiết mà trong bản cáo trạng chưa làm rõ.

Trong quá trình xét xử, căn cứ vào toàn bộ hồ sơ vụ án, lời khai và diễn biến tại phiên tòa, xét thấy còn một vài vấn đề cần làm rõ, HĐXX đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án.

Số phận cựu cán bộ công an lừa đảo, trốn ra nước ngoài

Số phận cựu cán bộ công an lừa đảo, trốn ra nước ngoài

Sau khi lừa đảo hơn 100 người, cựu cán bộ công an trốn ra nước ngoài rồi bị bắt theo lệnh truy nã quốc tế.

Hơn 30 người bị nữ công an lừa gần 16 tỷ đồng

Hơn 30 người bị nữ công an lừa gần 16 tỷ đồng

Một cán bộ công an phường đã đứng ra giới thiệu khiến nhiều người quen của mình dính bẫy kẻ lừa đảo.

Cựu thiếu tá công an lừa báo Thanh Niên được giảm án

Cựu thiếu tá công an lừa báo Thanh Niên được giảm án

Đại diện báo Thanh Niên hoàn toàn tin tưởng Quảng nên đã làm theo yêu cầu của kẻ lừa đảo, chi cho anh ta hơn 16 tỷ đồng.

 

T.Nhung