- TAND TP Hà Nội hôm nay đưa 9 bị cáo liên quan vụ vỡ đường ống cấp nước sông Đà ra xét xử về tội Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.

Cáo trạng cho rằng, CQĐT Bộ Công an đã trưng cầu Bộ Xây dựng giám định; kết luận giám định và kết luận giám định bổ sung của Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng kết luận nguyên nhân tuyến ống bị vỡ: "Do sự bất lợi của một số yếu tố trong các giai đoạn sản xuất, thi công lắp đặt tuyến ống. 

{keywords}
Các bị cáo tại tòa

Trong đó, nguyên nhân chính là chất lượng ống được sản xuất không đồng đều (mặt cắt ngang của thành ống có nhiều khuyết tật, rỗ, thiếu cắt nhựa), các mẫu ống được thử nghiệm hầu hết không đạt chỉ tiêu độ cứng vòng, bề mặt ống bị xước và có khuyết tật, đã tạo ra những điểm xung yếu".

Vẫn theo kết luận giám định: "Nếu ống sản xuất có chiều dày, các thông số kỹ thuật đúng như thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và quá trình sản xuất, lắp đặt, thử nghiệm và vận hành đều tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu của thiết kế và các quy định có liên quan thì không thể gây ra sự cố vỡ đường ống nước".

Cáo buộc cho rằng, các bị cáo đã không tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng công trình, dẫn đến việc tiếp nhận, tổ chức lắp đặt, nghiệm thu các sản phẩm ống composite cốt sợi thủy tinh không đảm bảo chất lượng cho dự án của các bị can thuộc Ban quản lý dự án.

Từ tháng 2/2012 đến tháng 10/2016, tuyến ống của hệ thống cấp nước Sông Đà đã 18 lần bị vỡ với 23 cây ống composite cốt sợi thủy tinh bị vỡ.

Việc vỡ hệ thống đường ống nước sông Đà dẫn đến đơn vị khai thác, kinh doanh phải bỏ ra hơn 16,6 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Hậu quả của hàng chục lần vỡ ống nước còn khiến 177.000 hộ dân bị mất nước sinh hoạt trong 386 giờ với lưu lượng nước bị ngừng trệ lên tới hơn 1,7 triệu m3.

Các bị cáo không nhận sai

Tại tòa, hầu hết các bị cáo đều cho rằng, đã làm tròn trách nhiệm và đúng quy định pháp luật.

Bị cáo Hoàng Thế Trung (nguyên giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà, Hà Nội) khẳng định, cáo trạng có nhiều nội dung chưa đúng, có nhiều điểm sai, cần phải làm rõ. 

{keywords}
Bị cáo Hoàng Thế Trung 

Bị cáo Nguyễn Văn Khải (nguyên Phó giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà, Hà Nội) mong HĐXX xem xét khách quan. Theo bị cáo này, mấu chốt vấn đề là ống sợi thủy tinh lần đầu tiên sử dụng ở Việt Nam, chưa ai có kinh nghiệm, kể cả giám sát và giám định nên cơ quan giám định cũng chưa chính xác.

Bị cáo Trương Trần Hiển (nguyên Trưởng phòng vật tư thiết bị, thuộc BQLDA đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà, Hà Nội) cho rằng, bị cáo chỉ làm theo chức năng nhiệm vụ, không làm sai, không vi phạm pháp luật. "Tôi thấy tôi bị oan", lời bị cáo.

Bị cáo Trần Cao Bằng (nguyên giám đốc Công ty cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex) trình bày: "Bị cáo bị bắt đi tù mà không biết mình bị đi tù vì lẽ gì". Bị cáo này đề nghị xem xét lại kết luận giám định.

Trước việc các bị cáo không nhận sai, HĐXX lên tiếng: "Các bị cáo nói mình không sai thì không đúng đâu, khi hậu quả đã rõ rồi, ống vỡ như thế...".

 Các bị cáo bị đưa ra xét xử:

1. Hoàng Thế Trung (SN 1960, nguyên Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà, Hà Nội).

2. Nguyễn Văn Khải (SN 1961, nguyên Phó giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà).

3. Trương Trần Hiển (SN 1957, nguyên Trưởng phòng vật tư thiết bị, thuộc BQLDA đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà).

4. Trần Cao Bằng (SN 1954, nguyên giám đốc công ty CP Ống sợi thủy tinh Vinaconex).

5. Vũ Thanh Hải (SN 1960, nguyên Trưởng phòng sản xuất, nguyên giám đốc phân xưởng, nguyên Phó giám đốc công ty CP Ống sợi thủy tinh Vinaconex).

6. Đỗ Đình Trì (SN 1968, nguyên cán bộ công ty CP Nước và môi trường VN- Viwase, Bộ Xây dựng; nguyên Trưởng đoàn tư vấn giám sát tại dự án cấp nước Sông Đà).

7. Nguyễn Biên Hùng (SN 1950, nguyên cán bộ công ty CP Nước và môi trường VN, nguyên Phó trưởng đoàn tư vấn giám sát tại dự án cấp nước Sông Đà).

8. Hoàng Quốc Thống (SN 1955, nguyên cán bộ công ty CP Nước và môi trường VN, nguyên giám sát viên tại dự án cấp nước Sông Đà- Hà Nội).

9. Bùi Minh Quân (SN 1972, nguyên PGĐ Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh thiết bị thuộc công ty CP Nước và môi trường VN, nguyên giám sát viên tại dự án cấp nước Sông Đà).

 

 

Ông Phí Thái Bình không đến tòa vì lâm bệnh

Ông Phí Thái Bình không đến tòa vì lâm bệnh

Bị triệu tập đến tòa, nhưng ông Phí Thái Bình, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có đơn xin vắng mặt vì lâm bệnh.

Xử vụ vỡ đường ống nước sông Đà, ông Phí Thái Bình thoát tội

Xử vụ vỡ đường ống nước sông Đà, ông Phí Thái Bình thoát tội

Sáng nay, TAND TP Hà Nội đưa vụ vỡ đường ống nước sông Đà ra xét xử. Trong vụ án này, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Phí Thái Bình được thoát tội.

Vì sao ông Phí Thái Bình đến nay mới bị đề nghị khởi tố?

Vì sao ông Phí Thái Bình đến nay mới bị đề nghị khởi tố?

Vụ án xảy ra từ đầu năm 2012, nhiều người liên quan đã bị truy tố. Tại sao đến nay CQĐT mới ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phí Thái Bình?

Đề nghị khởi tố ông Phí Thái Bình: Loại bỏ vùng cấm, 'hạ cánh an toàn'

Đề nghị khởi tố ông Phí Thái Bình: Loại bỏ vùng cấm, 'hạ cánh an toàn'

Việc đề nghị khởi tố nguyên Phó chủ tịch HN Phí Thái Bình thể hiện quyết tâm loại bỏ vùng cấm cũng như những cá nhân hạ cánh an toàn.

Chen chân “cầu viện” nước sinh hoạt sau sự cố vỡ đường ống

Chen chân “cầu viện” nước sinh hoạt sau sự cố vỡ đường ống

Dân Thủ đô phải tận dụng xô, chậu, thùng xốp, can…để lấy nước từ xe bồn.

Hà Nội: Lại vỡ đường ống nước, ảnh hưởng 70 nghìn hộ

Hà Nội: Lại vỡ đường ống nước, ảnh hưởng 70 nghìn hộ

Đại diện công ty Viwaco cho biết, sự cố sẽ khiến hơn 70 nghìn hộ dân (tương đương hơn 280 nghìn người) sẽ bị mất nước. 

T.Nhung