-“Khi anh Bê giao nhiệm vụ cho tôi, tôi thấy đúng thì mới triển khai. Chúng tôi thấy hợp lý thì cho vay, chứ anh Bê không áp đặt chúng tôi phải cho Danh vay”, nguyên Tổng giám đốc Sacombank khẳng định.

Sáng ngày 11/1, phiên xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm tiếp với phần thẩm vấn của các luật sư về hành vi ủy thác đầu tư tại Quỹ Lộc Việt và tại Sacombank.

Theo cáo buộc của VKS, Nguyễn Việt Hà (nguyên Tổng giám đốc quỹ Lộc Việt) đã bàn bạc với Phạm Công Danh, Phan Thành Mai và Mai Hữu Khương dùng thủ đoạn ủy thác đầu tư 903 tỷ đồng từ VNCB qua quỹ Lộc Việt để ký hợp đồng ủy thác đầu tư trái phiếu với VNCB rồi dùng tiền đó mua trái phiếu của 3 công ty thuộc quỹ Lộc Việt.

{keywords}
Bị cáo Phạm Công Danh

Tuy nhiên, 3 công ty này không trực tiếp phát hành trái phiếu mà mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh và số trái phiếu này không có thật. Sau đó, Hà chỉ đạo 3 công ty này chuyển tiền quay trở lại Tập đoàn Thiên Thanh để Phạm Công Danh sử dụng vào mục đích cá nhân.

Luật sư Chu Thị Trang Vân bào chữa cho bị cáo Nguyễn Việt Hà hỏi Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) về hành vi làm trái của Nguyễn Việt Hà và đồng phạm trong việc nhận ủy thác đầu tư số tiền 903 tỷ đồng từ VNCB qua Công ty CP Quản lý Quỹ Lộc Việt.

Bị cáo Nguyễn Việt Hà khẳng định, việc lựa chọn khách hàng dựa trên tiêu chí an toàn, thương hiệu tốt trên thị trường và thương hiệu của Thiên Thanh là thương hiệu tốt.

Hợp đồng ủy thác đầu tư giữa Quỹ Lộc Việt với Ngân hàng Đại Tín (tiền thân của VNCB) là ủy thác đầu tư chỉ định, Quỹ Lộc Việt đứng ở vị trí trung gian. Do đầu tư chỉ định nên rủi ro tài chính do phía Đại Tín chịu, phía Quỹ Lộc Việt không chịu trách nhiệm.

Bị cáo Phạm Hoài Thanh (Phó Giám đốc Công ty Thạch Hà) khai, theo chỉ đạo của Nguyễn Việt Hà, bị cáo liên hệ với Mai Hữu Khương để lấy thông tin của Tập đoàn Thiên Thanh, nhận khoản tiền 900 tỷ đồng của VNCB ủy thác đầu tư qua Quỹ Lộc Việt để đặt và mua trái phiếu của 03 công ty “sân sau” của Tập đoàn Thiên Thanh. Bị cáo Thanh khẳng định, chỉ biết ký hợp đồng liên quan đến Quỹ Lộc Việt, còn các hợp đồng khác thì không. Bị cáo cũng không được hưởng lợi từ hành vi này kể cả lương với chức vụ là Phó giám đốc Công ty Thạch Hà.

Bị cáo Nguyễn Kim Cẩm Vân (phụ trách kế toán quỹ Lộc Việt) khai, thời điểm làm kế toán có nhận thêm ủy thác đầu tư do công ty gặp khó khăn.Theo chỉ đạo của Nguyễn Việt Hà, Vân đã phối hợp với Hoàng Đình Quyết chuẩn bị hợp đồng quản lý danh mục đầu tư để Quỹ Lộc Việt thay mặt VNCB sử dụng số tiền ủy thác 903 tỷ đồng, chuyển 900 tỷ đồng cho Phạm Công Danh sử dụng.

Trả lời luật sư Trần Minh Hải xung quanh sai phạm của Sacombank, bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) và Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc Sacombank) cho biết việc thực hiện tiền gửi giữa 2 ngân hàng là thực hiện bình thường và có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm. 

{keywords}

Luật sư Trần Minh Hải tham gia thẩm vấn các bị cáo

Đại diện cơ quan Giám định ngân hàng Nhà nước khẳng định VNCB gửi tiền vào các ngân hàng Sacombank, TPbank, BIDV là hoàn toàn hợp pháp.

Trả lời câu hỏi của luật sư về quy trình cho vay tại Sacombank, bị cáo Trầm Bê cho hay, quy trình vay vốn thì hạn mức của ai người đó chịu trách nhiệm. “Hạn mức phê duyệt của bị cáo là từ trên 150 tỷ đến 1.800 tỷ. Nếu trên 1.800 tỷ phải trình lên HĐQT. Vì vậy bị cáo Danh mới gặp bị cáo trước để tránh gặp rắc rối. Khi xem xét khoản vay hợp lý thì bị cáo đồng ý”, Trầm Bê nói.

Cũng theo lời khai của Trầm Bê, giữa bị cáo và bị cáo Danh có quen biết từ trước nên Trầm Bê biết Danh là Chủ tịch HĐQT VNCB không thể vay tiền tại VNCB nên đã đồng ý cho Danh vay 1.800 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB. Danh trực tiếp gặp Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Sacombank, thống nhất cho Danh vay 1.800 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB.

{keywords}
Bị cáo Trầm Bê

Trả lời câu hỏi của luật sư về việc trong thương vụ cho VNCB vay 1.800 tỷ đồng, đã gặp Phạm Công Danh mấy lần? Bị cáo Phan Huy Khang khai gặp tất cả 3 lần và cũng theo bị cáo, với vai trò là Tổng giám đốc thì việc gặp ông Danh hay những người khác trong công việc là rất bình thường.

Cũng theo bị cáo Khang, sau khi nhận đề xuất của bị cáo Danh, bị cáo đã báo cáo cho lãnh đạo và lãnh đạo đã chỉ đạo làm theo quy định chứ không có bàn bạc gì. “Khi anh Bê giao nhiệm vụ cho tôi, tôi thấy đúng thì mới triển khai. Chúng tôi thấy hợp lý thì cho vay, chứ anh Bê không áp đặt chúng tôi phải cho Danh vay”, bị cáo Khang khai.

Khi được luật sư hỏi về việc có nói cho Trầm Bê biết mục đích vay nợ không, Phạm Công Danh khai có trình bày cho Trầm Bê việc các công ty con đang có nhu cầu vay tiền để kinh doanh vật liệu xây dựng. “Theo suy nghĩ chủ quan của ông thì Trầm Bê không biết bản chất, còn trên thực tế ông Bê có biết hay không thì ông không rõ”, bị cáo Danh khai.

Vì sao đại gia Trầm Bê 'ngã ngựa'?

Vì sao đại gia Trầm Bê 'ngã ngựa'?

Từ đại gia lừng lẫy trên thương trường, làm gì "trúng" đó, nhưng bất ngờ Trầm Bê bị bắt và bị truy tố với khung hình phạt lên tới 20 năm tù khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Toàn cảnh xét xử vụ án Trầm Bê và Phạm Công Danh

Toàn cảnh xét xử vụ án Trầm Bê và Phạm Công Danh

Toàn cảnh xét xử vụ án Trầm Bê và Phạm Công Danh cùng đồng phạm về tội 'Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng'.

Ông Phạm Công Danh và Trầm Bê sắp hầu tòa

Ông Phạm Công Danh và Trầm Bê sắp hầu tòa

Trong hai giai đoạn của vụ án “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, Phạm Công Danh cùng đồng phạm gây thiệt hại hơn 15.000 tỷ đồng.

Hoàn tất cáo trạng truy tố Trầm Bê và Phạm Công Danh

Hoàn tất cáo trạng truy tố Trầm Bê và Phạm Công Danh

VKSND tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố các bị can trong vụ sai phạm xảy ra tại các ngân hàng: Xây dựng (VNCB), Sacombank; Tiên Phong; BIDV.

Đoàn Nga- Văn Châu