- Ban đầu, nguyên giám đốc công ty CP xây dựng và thương mại PNV khai đã "móc ngoặc" với cảnh sát, thu hơn 1,6 tỷ đồng tiền bảo kê.

Tin pháp luật số 105: Innova đi lùi trên cao tốc, bản án gây tranh cãi

Tin pháp luật số 103: Nước mắt Phan Sào Nam và lời Út 'trọc' kêu oan 

Từ ngày 5- 6/11, TAND tỉnh Bắc Ninh đưa các bị cáo Phạm Văn Phương (SN 1975, Hà Nam, cựu giám đốc công ty CP xây dựng và thương mại PNV), Phùng Đức Ngọc (SN 1986), Lê Văn Hiếu (SN 1988, cùng ở Hà Nội), Trần Huy Lâm (SN 1980), Ngô Sỹ Bảo (SN 1987, cùng ở Bắc Giang) và Đinh Văn Hải (SN 1968, Bắc Ninh) ra xét xử các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Môi giới hối lộ, Đưa hối lộ.

Theo cáo buộc, Phương giới thiệu với một số lái xe, nhà xe rằng mình có quan hệ với cán bộ Phòng CSGT, Thanh tra giao thông (TTGT) của Bắc Giang, Bắc Ninh, có thể bảo kê cho ô tô vi phạm luật giao thông. 

{keywords}
Phiên tòa xét xử bị cáo Phương và đồng phạm

Phương chỉ đạo hai nhân viên của mình là Phùng Đức Ngọc và Lê Văn Hiếu thỏa thuận với các nhà xe cần bảo kê sẽ thu mỗi xe từ 1,3 - 5,5 triệu đồng/tháng, hoặc 200.000 đồng/ngày.

Các xe đã báo BKS bảo kê nếu bị kiểm tra thì chủ xe, lái xe thông báo đó là xe ô tô của công ty An Hùng sẽ được cho qua. Trường hợp không được bỏ qua, lái xe gọi điện cho Phương hoặc hai nhân viên của Phương để được can thiệp, xin cho đi mà không bị lập biên bản, xử phạt.

Trong trường hợp cán bộ chức năng vẫn lập biên bản, xử phạt, các nhà xe nộp phạt rồi chuyển biên lai cho Phương thanh toán tiền nộp phạt.

Phương đã chỉ đạo Ngọc và Hiếu thu của nhiều nhà xe hơn 1,6 tỷ đồng để bảo kê cho 359 xe ô tô. Ngày 19/7/2016, khi Ngọc đang nhận 48 triệu đồng tiền bảo kê thì bị Cục Cảnh sát hình sự bắt quả tang.

Lời khai 'móc ngoặc' với cảnh sát

Theo lời khai ban đầu của bị cáo Phương, anh ta có quan hệ với một số CSGT, Công an tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và cán bộ Cục C46, Bộ Công an nên có thể bảo kê cho các xe ô tô.

Phương chỉ đạo nhân viên nhận tiền bảo kê từ các nhà xe rồi chuyển tiền cho bị cáo để anh ta đưa cho cán bộ CSGT, TTGT hai tỉnh trên.

Phương khai: Để thực hiện hành vi bảo kê ô tô chở quá tải, Phương đưa tiền cho Trưởng phòng CSGT, Công an tỉnh Bắc Giang khoảng 15- 20 triệu đồng/tháng; đưa cho Đội trưởng Đội tuần tra kiểm soát giao thông số 1 và số 2, Phòng CSGT, Công an tỉnh này, mỗi đội khoảng 10 triệu/tháng.

Tại tỉnh Bắc Ninh, Phương khai, thông qua một cán bộ C46, anh ta gặp 2 đội trưởng của Phòng CSGT để thỏa thuận việc bảo kê xe chở quá tải và đưa cho người này 500 triệu đồng.

Sau đó, Phương thay đổi lời khai và khẳng định mình không nhận tiền bảo kê ô tô, không chỉ đạo Ngọc và Hiếu; không đưa tiền cho CSGT và TTGT. Phương giải thích rằng lời khai ban đầu của mình là do nhớ nhầm, đầu óc không tỉnh táo...

Lấy lời khai của các cán bộ công an, họ cho hay chỉ quen biết Phương, không nhận bảo kê và nhận tiền của bị cáo.

Cáo trạng cho rằng, lời khai ban đầu của Phương về việc nhận tiền của các nhà xe phù hợp với lời khai của những người liên quan và các tài liệu khác có trong hồ sơ. Do đó, có cơ sở xác định Phương đã nhận của các nhà xe hơn 1,6 tỷ đồng.

Kết quả điều tra không chứng minh được việc Phương đưa tiền cho người có thẩm quyền để bảo kê.

Tại tòa, Phương một lần nữa thay đổi lời khai, xin được giữ nguyên lời khai ban đầu.

Giữ quyền công tố tại tòa, đại diện VKS cho rằng, lời khai của Phương trong việc đưa tiền cho các cán bộ công an để bảo kê, theo quy định suy đoán vô tội, không thể dựa vào một lời khai để kết tội. Kết qủa điều tra cũng cho thấy, không có căn cứ chứng minh lời khai này của bị cáo. Hơn nữa, việc giao tiền cho các cán bộ công an cũng không có chứng cứ chứng minh.

Với nhóm bị cáo bị truy tố tội Đưa hối lộ, đại diện VKS thấy rằng, các bị cáo qua trung gian để chuyển tiền, đã cấu thành hành vi phạm tội, dù tiền có được chuyển đến cho người nhận hay chưa.

Đại diện VKS đề nghị tuyên phạt  bị cáo Phương mức án từ 13-14 năm tù; đề nghị xử phạt các bị cáo khác 2-7 năm tù.

80 cảnh sát, thanh tra giao thông 'thoát' vụ bảo kê logo ‘xe vua’

80 cảnh sát, thanh tra giao thông 'thoát' vụ bảo kê logo ‘xe vua’

Ngoài lời khai của các bị cáo, không có tài liệu, chứng cứ nào đủ cơ sở để kết luận 80 Cảnh sát, Thanh tra giao thông nhận hối lộ.  

Bảo kê chợ Long Biên: Khởi tố vụ án cưỡng đoạt tài sản

Bảo kê chợ Long Biên: Khởi tố vụ án cưỡng đoạt tài sản

Công an TP Hà Nội đã quyết định khởi tố vụ án “cưỡng đoạt tài sản” xảy ra tại chợ Long Biên.

Vụ bảo kê 'xe vua': Cán bộ CSGT nhận hối lộ như thế nào?

Vụ bảo kê 'xe vua': Cán bộ CSGT nhận hối lộ như thế nào?

Trong khi HĐXX đang tiến hành xét hỏi, bất ngờ bị cáo Vân bị tụt canxi, chân tay co quắp khiến phiên tòa tiếp tục phải hoãn một lần nữa.  

Hàng chục CSGT thoát án bảo kê ‘xe vua’ vì thiếu chứng cứ

Hàng chục CSGT thoát án bảo kê ‘xe vua’ vì thiếu chứng cứ

Qua nhiều lần trả hồ sơ, chỉ duy nhất 1 cảnh sát bị truy tố vì không đủ chứng cớ.

Nhiều CSGT bảo kê cho đường dây bán logo 'xe vua’

Nhiều CSGT bảo kê cho đường dây bán logo 'xe vua’

Nhiều CSGT ở Đồng Nai đã biến chất, “bảo kê” cho đường dây buôn bán logo 'xe vua”, để các đối tượng này thu lời bất chính hàng chục tỷ đồng.  

T.Nhung