-Tin tưởng vào việc giới thiệu của VNCB và những bộ hồ sơ quá hoàn hỏa, BIDV đã đồng ý cho  vay tiền mà không hề biết 12 công ty này là công ty "ma", sân sau của Phạm Công Danh.

Chiều 13/1, trước khi tiếp tục xét xử, thẩm phán Phạm Lương Toản đã thông tin về việc triệu tập ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV). Theo đó, chiều nay, người đại diện của ông Hà là ông Nguyễn Hồng Dân đã đến gặp HĐXX để trình bày về việc ông Trần Bắc Hiện đang chữa bệnh tại Singapore và đã nhập viện từ ngày 7/1 nên không thể đến toà.

Đồng thời, ông Dân cũng cung cấp một số tài liệu chứng minh việc ông Trần Bắc Hà đang trị bệnh tại Singapore như: bản dịch bệnh án tại Singapore, bản photo hộ chiếu cho thấy ông Trần Bắc Hà đã nhập cảnh.

Ông Dân cam kết sáng 16/1 sẽ cung cấp toàn bộ hồ sơ, bệnh án bản xác nhận của lãnh sự Việt Nam tại Singapore chứng minh ông Trần Bắc Hà đang trị bệnh tại đây.

BIDV bị Phạm Công Danh "qua mặt" 

Tiếp tục làm rõ việc BIDV cho 12 công ty “ma” của Phạm Công Danh vay 4.700 tỷ, luật sư đã đề nghị đại diện BIDV trình bày việc cho vay đối với 12 công ty theo gói sản phẩm 04 nhà thuộc quy trình nào?

Đại diện BIDV, bà Nguyễn Thị Phương (Giám đốc Ban pháp chế BIDV) cho hay, BIDV đã cùng với các ngân hàng thương mại khác báo cáo đề xuất Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách nhằm mục đích triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hỗ trợ thị trường.

{keywords}Bị cáo Phạm Công Danh

Trong đó có xây dựng gói liên kết 4 nhà nhằm kết nối: ngân hàng - chủ đầu tư - nhà thầu - nhà cung cấp VLXD để thực hiện Chỉ thị số 06 của Thống đốc NHNN, góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình xây dựng dự án bất động sản dở dang, thúc đẩy luân chuyển vốn, giải phóng hàng tồn kho (xi măng, sắt, thép…) và giảm bớt công nợ giữa ngân hàng - chủ đầu tư - nhà thầu - nhà cung cấp VLXD.

Bên cạnh đó, trong điều kiện tăng trưởng tín dụng khó khăn, nguồn vốn khả dụng của BIDV đang dư thừa lớn gây lãng phí vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nên BIDV thấy cần thiết phải mở rộng tìm kiếm khách hàng, cấp tín dụng.

Khi VNCB giới thiệu 12 khách hàng vay vốn, qua đánh giá ban đầu nhận thấy các khách hàng này có mục đích vay phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với gói tín dụng 4 nhà, việc cho vay mang lại hiệu quả về kinh tế cho BIDV, góp phần giải quyết nhu cầu tăng trưởng tín dụng và các pháp nhân hoạt động tại địa bàn TP.HCM nên sau khi xem xét, Hội sở chính đã phê duyệt chủ trương cấp tín dụng và giao 4 chi nhánh trên địa bàn TP.HCM triển khai thực hiện.

Về cơ sở để Hội sở chính phê duyệt chủ trương cấp tín dụng cho 12 công ty này - bà Hương cho biết, sau khi nhận được hồ sơ ban đầu của khách hàng kèm theo văn bản giới thiệu của VNCB (Giấy đề nghị thu xếp tín dụng của 12 công ty gửi BIDV, đề nghị thu xếp tín dụng để thu mua VLXD cung cấp cho các công trình, dự án; Hồ sơ pháp lý 12 công ty (giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu, điều lệ hoạt động của công ty); Nhu cầu, mục đích vay vốn và điều kiện cơ bản của khách hàng phù hợp với quy chế cho vay 1627 của NHNN; Các khoản vay đều được cam kết có bảo đảm bằng tài sản hợp pháp, hợp lệ với giá trị tài sản bảo đảm được cam kết lớn hơn giá trị khoản vay, khoản vay sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho BIDV…

Vì vậy, Ban Khách hàng doanh nghiệp đã có tờ trình đề xuất Ban Lãnh đạo phê duyệt chủ trương cho vay mua vật liệu xây dựng theo mô hình 4 nhà đối với 12 khách hàng; Sau khi được lãnh đạo phụ trách phê duyệt, hồ sơ vay vốn và tờ trình của Ban Khách hàng doanh nghiệp được chuyển đến Ban Quản lý rủi ro thẩm định nội dung theo quy trình. Ban Quản lý rủi ro sau khi nghiên cứu hồ sơ, đánh giá thẩm định rủi ro đã soạn thảo tờ trình đề xuất chủ trương đề nghị Ban Lãnh đạo phê duyệt. Trên cơ sở đó, Ban Lãnh đạo đã phê duyệt và Hội sở chính có văn bản thông báo phê duyệt chủ trương gửi chi nhánh.

Ngân hàng CB “rũ” trách nhiệm với số tiền 4.500 tỷ gửi tại NHNN

Sau khi Phạm Công Danh bị bắt, NHNN đã mua lại VNCB với giá 0 đồng sau đó đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng (CB).

Trong phiên xét xử này, HĐXX cũng triệu tập đại diện của ngân hàng CB tới để làm rõ số tiền 4.500 tỷ đồng mà theo lời khai của bị cáo Phạm Công Danh và Phan Thành Mai, hiện số tiền này đang nằm tại Sở giao dịch NHNN. Trong phiên tòa, Phạm Công Danh đề nghị được cấn trừ vào phần thiệt hại.

{keywords}
Luật sư Hà Hải tham gia thẩm vấn

Tuy nhiên, trước câu hỏi của các luật sư về số tiền này, đại diện CB không trả lời được và “khất” sẽ trả lời sau.

Trả lời câu hỏi của luật sư Hà Hải (bảo vệ cho Phạm Công Danh) về khoản tiền 4.500 tỷ đồng thuộc về VNCB hay ai thì đại diện CB khẳng định “Ở thời điểm NHNN mua lại 0 đồng thì ngân hàng CB không có đánh giá về việc này”.

Mặc dù, đại diện Ngân hàng CB thừa nhận với luật sư Hà Hải theo hồ sơ có việc Phạm Công Danh gửi 4.500 tỷ vào Sở giao dịch NHNN để tăng vốn điều lệ nhưng không có dữ liệu gì để khẳng định là tiền của nhóm Phạm Công Danh.

“Từ khi ngân hàng CB được mua 0 đồng và khi tiếp quản, chúng tôi không có dữ liệu rút ra, còn trước đó đã giao hết dữ liệu cho cơ quan điều tra”, đại diện CB trả lời.

Về vấn đề xử lý số tiền 4.500 tỷ này như thế nào, đại diện CB cho hay, hiện NHNN là chủ sở hữu nên NHNN là bên quyết định chứ không phải là CB.

Trước câu trả lời này, luật sư Hà Hải “vặn” lại, vậy tại sao các tài liệu trong báo cáo của ngân hàng CB lại có phần kê sử dụng tiền?

“Tôi cần làm rõ là VNCB sử dụng chứ không phải CB sử dụng. CB mới hình thành sau khi NHNN mua lại 0 đồng”, đại diện CB tiếp tục khẳng định.

Trước câu hỏi việc thực hiện tăng vốn, tại sao ngân hàng không trả tiền lại cho cổ đông, vị đại diện CB trả lời “Vấn đề này luật sư cần hỏi đại diện ngân hàng VNCB thời điểm đó chứ không thể hỏi ngân hàng CB mới. Vấn đề đó xử lý từ trước khi NHNN mua chứ, ngân hàng CB không sử dụng đồng tiền nào từ tăng vốn hết”.

Bị cáo Phạm Công Danh: 'Ngân hàng NN ép tăng vốn nên mới làm sai'

Bị cáo Phạm Công Danh: 'Ngân hàng NN ép tăng vốn nên mới làm sai'

"Nếu như Ngân hàng Nhà nước không thúc ép thì chúng tôi sẽ không thực hiện hành vi sai trái này...", bị cáo Danh nói.

Vì sao Phạm Công Danh ‘còng lưng’ trả nợ khổng lồ?

Vì sao Phạm Công Danh ‘còng lưng’ trả nợ khổng lồ?

Phạm Công Danh dồn hết “vốn liếng” rồi vay lãi hàng chục nghìn tỷ đồng với lãi xuất “cắt cổ” để chăm sóc khách hàng. 

Phạm Công Danh ‘phịa’ ra 12 công ty để vay tiền vì áp lực tăng vốn

Phạm Công Danh ‘phịa’ ra 12 công ty để vay tiền vì áp lực tăng vốn

Do áp lực tăng vốn điều lệ theo tăng trưởng tín dụng, trong khi vốn của VNCB chỉ có 3.000 tỷ đồng, nên các bị cáo đành phải đi vay BIDV 4.700 tỷ đồng.

Nguyên TGĐ Sacombank: 'Trầm Bê không áp đặt cho Phạm Công Danh vay tiền'

Nguyên TGĐ Sacombank: 'Trầm Bê không áp đặt cho Phạm Công Danh vay tiền'

“Khi anh Bê giao nhiệm vụ cho tôi, tôi thấy đúng thì mới triển khai. Chúng tôi thấy hợp lý thì cho vay, chứ anh Bê không áp đặt chúng tôi phải cho Danh vay”, nguyên Tổng giám đốc Sacombank khẳng định.

Phạm Công Danh vay ‘tứ tung’ trả nợ bà Hứa Thị Phấn, ông Trần Quý Thanh

Phạm Công Danh vay ‘tứ tung’ trả nợ bà Hứa Thị Phấn, ông Trần Quý Thanh

“Do áp lực rất lớn trong việc trả nợ bà Hứa Thị Phấn 3.600 tỷ và 2.760 tỷ phải trả lãi ngoài cho ông Trần Quý Thanh nên tôi buộc phải làm như vậy”, Phạm Công Danh giải thích cho việc vay “tứ tung”.

Đoàn Nga-Đàm Đệ