- Mua lại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) với giá 0 đồng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đổi tên thành CBBank. Tuy nhiên, trước đó toàn bộ số tiền 4.500 tỷ của Phạm Công Danh vay đã được VNCB hòa chung vào dòng tiền sử dụng cho mục đích của ngân hàng này.

Chiều ngày 15/1, trước khi tiếp tục thẩm vấn các bị cáo xung quanh hành vi dùng tiền gửi tại Ngân hàng TPBank bảo lãnh và trả nợ thay cho 11 công ty vay vốn để mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung, HĐXX đã mời luật sư Phan Trung Hoài hỏi đại diện Cơ quan CSĐT- bà Lăng Thị Nga (cán bộ điều tra C46).

Luật sư Hoài đưa ra câu hỏi, có thể xem 4.500 tỷ là khoản tiền thu hồi giảm thiệt hại do các bị can gây ra, có đúng như vậy không? Bà Nga cho hay, quá trình điều tra xác định, trong số tiền 4.500 tỷ có 4.000 tỷ là từ tiền vay của BIDV và 500 tỷ là từ TPBank. Giai đoạn 1 sẽ được xem xét thu hồi, giảm thiệt hại do các bị can gây ra ở giai đoạn 2.

Căn cứ có thể được thu hồi hay không, cơ quan CSĐT đã làm việc với CBBank và xác định khoản tiền 4.500 tỷ đã hòa chung vào dòng tiền sử dụng cho các mục đích tại CBBank. Chỉ khắc phục khi tiền còn nằm ở CBBank nhưng quá trình điều tra cho thấy, dòng tiền này đã hòa chung rồi nên CQĐT không có căn cứ để thu hồi lại hay kê biên.

{keywords}
Bị cáo Phạm Công Danh

Luật sư tiếp tục đặt câu hỏi, nguyên nhân chính yếu nào mà NHNN không cho phép tăng vốn điều lệ, có phải do CQĐT vào xác minh? Trước câu hỏi này, bà Nga xin phép không trả lời.

"Về việc tăng vốn điều lệ, có bao giờ trong cáo trạng và quá trình điều tra kết luận rằng, việc tăng vốn là thủ đoạn của Phạm Công Danh không?" - luật sư Hoài hỏi. Bà Nga cho hay, chỉ điều tra hành vi của Phạm Công Danh và đồng phạm trong việc gửi tiền tại các ngân hàng chứ không điều tra việc tăng vốn.

Trả lời câu hỏi của luật sư Hoài về việc VNCB tăng vốn điều lệ lên 4.500 tỷ đồng, đại diện bộ phận giám định của NHNN - ông Hồ Văn Bình cho biết, cơ quan giám định đã ban hành 5 kết luận giám định kể cả bổ sung nhưng không bao gồm nội dung, hồ sơ về tăng vốn điều lệ. Khi VNCB dùng nguồn tiền gửi liên ngân hàng để đảm bảo tại 3 ngân hàng, VNCB không hạch toán trên tài khoản bảo lãnh mà hạch toán vào khoản tiền gửi liên ngân hàng.

Ông Bình cũng khẳng định việc VNCB dùng tiền gửi thị trường liên ngân hàng để cầm cố, bảo lãnh là phù hợp với pháp luật, quy định của NHNN nhưng lại không báo cáo với tổ giám sát. Ông cũng cho biết việc 3 ngân hàng đã siết nợ trên tài khoản tiền gửi khi các công ty không có khả năng trả nợ là đúng quy định.

Tuy nhiên, ông Bình xin phép không trả lời câu hỏi của luật sư về hành vi dẫn đến sai phạm của các bị cáo. Trước đó, bị cáo Danh và bị cáo Phan Thành Mai khai, sở dĩ phải “quay cuồng” đi vay tiền các ngân hàng bạn là do áp lực tăng vốn điều lệ từ NHNN.

Cựu cán bộ TPBank đổ trách nhiệm cho Giám đốc Quỹ Lộc Việt

Quay trở lại xét xử các bị cáo trong việc vay mượn của TPBank hơn 1.700 tỷ đồng.

Bị cáo Đinh Việt Cường (nguyên Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp TPBank) cho rằng, truy tố bị cáo còn một số điểm chưa chính xác. Theo bị cáo Cường, bị cáo chỉ ký tên vào 4 hồ sơ và với quyền hạn của bị cáo chỉ thực hiện 1 phần liên quan đến xét duyệt hồ sơ cho vay chứ không phải xét duyệt hết.

Tuy nhiên, khi HĐXX đặt câu hỏi, người chịu trách nhiệm pháp lý là ai thì Cường xin từ chối trả lời câu hỏi này. 

{keywords}

Bị cáo Phan Thành Mai

Giải thích về việc đưa Công ty Thịnh Phát (Cường là đại diện pháp luật cho công ty này) vào vay tiền của TPBank, bị cáo Cường cho hay: thấy Tập đoàn Thiên Thanh là tập đoàn có khả năng nên mới đồng ý đầu tư trái phiếu của tập đoàn này, nhưng không kiểm tra việc Thiên Thanh có được quyền phát hành trái phiếu hay không và cũng không tìm hiểu dự án của Thiên Thanh có đủ điều kiện phát hành trái phiếu hay không. Cường khẳng định mình chỉ giới thiệu Công ty Thịnh Phát vay vốn còn lại 10 công ty khác là do Quỹ Lộc Việt giới thiệu và bị cáo cũng không biết Phạm Công Danh, không được được hưởng lợi gì.

Bị cáo Đặng Thị Bích Thủy (PGĐ Khối khách hàng doanh nghiệp, sau đó là GĐ Trung tâm kinh doanh hội sở TPBank) cũng không đồng ý với một số điểm trong cáo trạng đã truy tố. Theo Thủy, bị cáo chỉ tiếp nhận thông tin chứ không bàn bạc và đã thực hiện đúng quy trình của TPBank.

Thủy khai, bị cáo đã gặp gỡ với Nguyễn Việt Hà (Tổng Giám đốc Quỹ Lộc Việt) và Hà chủ động đề xuất là giới thiệu 1 số khách hàng vay vốn của TPBank để đầu tư trái phiếu vào Thiên Thanh và Trung Dung với số tiền vay từ 1000- 2000 tỷ, đồng thời khẳng định khách hàng sẽ đáp ứng tất cả những gì TPBank cần và có tài sản bảo đảm. Cũng theo bị cáo Thủy, bản thân bị cáo chỉ giới thiệu 4 khách hàng, còn lại 6 khách là do Hà giới thiệu.

Giải thích cho hành vi giới thiệu các công ty vay vốn, bị cáo Thủy cho rằng mình làm vì mục đích đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mình.

Bị cáo Phan Thành Mai thừa nhận có bàn bạc, trao đổi về việc vay vốn với Đinh Việt Cường qua điện thoại và hứa VNCB sẽ bảo lãnh khoản vay.

Hồ sơ công ty 'ma' của Phạm Công Danh quá hoàn hảo, BIDV 'mắc bẫy'

Hồ sơ công ty 'ma' của Phạm Công Danh quá hoàn hảo, BIDV 'mắc bẫy'

Tin tưởng vào việc giới thiệu của VNCB và những bộ hồ sơ quá hoàn hỏa, BIDV đã đồng ý cho vay tiền mà không hề biết 12 công ty này là công ty "ma", sân sau của Trần Công Danh.

Em trai Phạm Công Danh: Vì tin tưởng nên giúp anh mở công ty ‘ma’

Em trai Phạm Công Danh: Vì tin tưởng nên giúp anh mở công ty ‘ma’

Giải thích cho việc giúp Phạm Công Danh thành lập một loạt công ty “ma”, em trai bị cáo Danh nói “Tôi tin tưởng anh trai mình và cũng nghĩ vô tư nên giúp đỡ thôi”.

Nhân viên dưới quyền Phạm Công Danh 'chế' báo cáo tài chính để vay tiền

Nhân viên dưới quyền Phạm Công Danh 'chế' báo cáo tài chính để vay tiền

Nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn khai, để làm hồ sơ vay 4.700 tỷ của BIDV, bị cáo và nhân viên sử dụng báo cáo tài chính trong hồ sơ vay Sacombank và thiếu đâu thì...“tự chế”.

Bị cáo Phạm Công Danh: 'Ngân hàng NN ép tăng vốn nên mới làm sai'

Bị cáo Phạm Công Danh: 'Ngân hàng NN ép tăng vốn nên mới làm sai'

"Nếu như Ngân hàng Nhà nước không thúc ép thì chúng tôi sẽ không thực hiện hành vi sai trái này...", bị cáo Danh nói.

Vì sao Phạm Công Danh ‘còng lưng’ trả nợ khổng lồ?

Vì sao Phạm Công Danh ‘còng lưng’ trả nợ khổng lồ?

Phạm Công Danh dồn hết “vốn liếng” rồi vay lãi hàng chục nghìn tỷ đồng với lãi xuất “cắt cổ” để chăm sóc khách hàng. 

Đoàn Nga